Cần làm gì khi trẻ bị ho kéo dài ?
Ho là một phản xạ bảo vệ của cơ thể để tống đẩy đờm, các tác nhân gây hại ra khỏi đường thở, giúp cho đường thở thông thoáng. Nhưng nếu trẻ bị ho kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe như: mất ngủ, khan tiếng, nôn ói. Ho kéo dài cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý. Để có cách chăm sóc tốt cho trẻ khi bị ho kéo dài, bố mẹ tham khảo bài viết sau.
I - Nguyên nhân khiến trẻ bị ho kéo dài
Ho kéo dài là tình trạng ho trên 4 tuần. Trẻ bị ho kéo dài dẫn đến mất ngủ, chán ăn, nôn ói, đau rát họng, khan tiếng, ảnh hưởng đến học tập. Điều này khiến cho bố mẹ hết sức lo lắng. Để điều trị ho kéo dài, trước hết phải hiểu những căn nguyên có thể gây ra tình trạng này.
1. Nhiễm khuẩn hô hấp tái phát
Nhiễm khuẩn hô hấp do vi khuẩn hoặc virus xâm nhập qua đường hô hấp gây nên. Biểu hiện của nhiễm khuẩn hô hấp là ho, sốt nhẹ, sổ mũi, chảy nước mũi nhiều, nghẹt mũi, đau rát họng, hắt hơi. Ở trẻ em, do hệ miễn dịch còn yếu, trẻ thường xuyên bị tái đi tái lại, dẫn đến ho kéo dài
2. Bệnh hô hấp trên: Chảy mũi sau
Hội chứng chảy mũi sau chỉ tình trạng dịch chảy từ xoang qua mũi sau xuống họng gây ra cảm giác vướng họng, kích thích cảm giác ho để tống đẩy dịch nhầy qua các giọt bắn. Tình trạng này thường diễn ra mạn tính, và khởi phát khi gặp tác nhân gây dị ứng hoặc nhiễm khuẩn.
Hội chứng Chảy mũi sau
3. Hen phế quản
Hen phế quản có thể xảy ra trên cả trẻ nhỏ, gây ho kéo dài về đêm, nặng hơn khi thay đổi thời tiết hoặc khi tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng: phấn hoa, lông động vật. Đặc điểm chung của hen phế quản là khó thở khi thở ra và có thể hồi phục khi dùng thuốc giãn phế quản.
4. Ho tâm lý
Tình trạng ho tâm lý là tình trạng khi trẻ ho kéo dài mà không có nguyên nhân rõ ràng. Trẻ thường ho khan, ngắn, không ho lúc ngủ, khởi phát sau nhiễm khuẩn hô hấp trên.
5. Ho do chất kích thích: khói thuốc, thuốc xịt phòng...
Khói thuốc và các chất kích thích nói chung khi đi vào đường thở sẽ kích thích tăng sản sinh chất nhầy tại niêm mạc phổi, phế quản gây ra phản xạ ho. Tiếp xúc với khói thuốc trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng ho mạn tính (ho kéo dài)
6. Ho gà
Ho gà là bệnh do vi khuẩn ho gà có tên khoa học là Bordetella pertussis gây ra. Bệnh đã có vacxin để phòng tránh, tuy nhiên đến tháng thứ 2 trẻ mới được tiêm chủng. Và phải tiêm đủ 3 mũi, mũi cuối cùng khi trẻ 4 tháng tuổi thì mới có thể phòng được. Do đó trẻ từ 1 đến 3 tháng tuổi là đối tượng có nguy cơ cao nhất. Biểu hiện của bệnh ho gà thường rất rầm rộ: Ho dữ dội kèm nôn ói, có thể gây ngừng thở ở trẻ nhỏ. Bệnh ho gà thường gây ho kéo dài và có thể để lại nhiều biến chứng: viêm phổi do bội nhiễm, tràn khí màng phổi, viêm não, nặng nhất có thể gây tử vong.
7. Lao
Bệnh lao do trực khuẩn lao gây ra và có thể lây truyền qua đường hô hấp. Trẻ có thể bị lây bệnh khi tiếp xúc với nguồn bệnh: người thân trong gia đình mắc bệnh lao, khi đến nơi công cộng…
Bệnh lao thường gây ho kéo dài, đặc biệt ho nhiều hơn về chiều, có thể ho ra máu, kèm theo sốt, đau ngực.
II - Cách xử trí dứt điểm tình trạng ho kéo dài ở trẻ
1. Đưa trẻ đi khám khi có các dấu hiệu
Trẻ bị ho kéo dài có thể là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm, cũng có thể chỉ là do tâm lý. Bố mẹ nên đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh để điều trị nhanh chóng.
Nên đưa trẻ đi khám khi cần thiết
Nên đưa trẻ đi khám khi trẻ bị ho trên 1 tuần và có thêm các triệu chứng sau:
Trẻ khó thở
Ho ra máu
Ho khởi phát đột ngột sau khi trẻ ăn
Ho kèm sốt cao
Ho khạc đờm đặc, màu xanh - vàng, có mùi hôi
Ho đờm kéo dài trên 3 tuần
Ho kèm sụt cân, đổ mồ hôi về chiều
Bỏ ăn, bỏ bú
2. Các biện pháp cải thiện ho kéo dài tại nhà
Trong trường hợp đã đưa trẻ đi khám mà không có căn nguyên cụ thể, bé vẫn ho dai dẳng không dứt, bố mẹ có thể thực hiện các biện pháp sau ngay tại nhà để giảm ho cho trẻ.
Cho trẻ uống nhiều nước ấm để làm loãng đờm, giảm ho, dịu họng
Vệ sinh mũi họng bằng nước muối 2-3 lần/ngày
Nếu trẻ ho do tâm lý, có thể cải thiện bằng cách hướng cho trẻ tập trung vào chuyện khác để trẻ quên đi cơn ho
Cho trẻ sử dụng một số loại thảo dược có tác dụng giảm ho an toàn: Quất, mật ong, gừng…
Nâng cao sức đề kháng cho trẻ bằng cách bổ sung vitamin C, kẽm, lysine, thymomodulin, vitamin nhóm B...
Lưu ý khi bé bị ho kéo dài:
Chỉ dùng thuốc giảm ho như dextromethorphan, clorpheniramin, codein khi có chỉ định của bác sĩ hoặc có sự hướng dẫn của dược sĩ
Không nên dùng các thuốc ức chế ho khi bé đang bị ho có đờm. Trường hợp này nên dùng thuốc loãng đờm.
Không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc của người lớn hoặc trẻ khác kể cả khi có triệu chứng tương tự. Vì mỗi đối tượng sẽ có loại thuốc được phép sử dụng và liều lượng khác nhau. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
IV - Siro ho Thảo dược Fitolabs Beho cải thiện hiệu quả tình trạng ho kéo dài ở trẻ
Từ xa xưa, ông cha ta đã có phương pháp chữa ho bằng thảo dược. Từ những nguyên liệu tự nhiên, an toàn, kết hợp với phương pháp chiết xuất hiện đại, siro ho Fitolabs Beho được ra đời, là trợ thủ đắc lực cho biết bao bà mẹ nuôi con nhỏ.
Siro ho Thảo dược Fitolabs Beho chấm dứt tình trạng ho kéo dài hiệu quả
Fitolabs Beho được chiết xuất từ Bách bộ, lá Tía tô, Húng chanh, Gừng, Mật ong và một số thảo dược khác vô cùng an toàn và lành tính cho trẻ em.
Nhờ sự kết hợp của những thảo dược quý, Fitolabs Beho giúp giảm nhanh các triệu chứng ho khan, ho có đờm, giảm triệu chứng đau rát họng, khản tiếng do ho kéo dài.
Siro ho Fitolabs Baby giúp bé bớt khó chịu, cho bé cảm giác dịu họng, thông thoáng cổ họng.
Sản phẩm có vị ngọt thanh từ thảo dược, các bé đều rất thích uống.
Khi bé bị ho, mẹ nên sử dụng siro Fitolabs Beho cho bé càng sớm càng tốt, ngay khi trẻ mới chớm ho. Sản phẩm rất an toàn và có thể dùng cùng với các thuốc khác theo chỉ định của bác sĩ mà không gây ra phản ứng phụ.
Nhờ có Fitolabs Beho, bé không còn bị những cơn ho dai dẳng làm phiền, con ăn ngoan, ngủ ngoan hơn.
Bố mẹ có thể liên hệ với HOTLINE 0928.138.111 để được các chuyên gia của Fitolabs giải đáp những thắc mắc về tình trạng sức khỏe của bé yêu.