Giỏ hàng
loading
0

Giỏ hàng trống

  • Bạn chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng!
0

Giỏ hàng trống

  • Bạn chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng!

Thuốc trị ho ở trẻ em và những điều cần lưu ý

MỤC LỤC [Ẩn]

    Trẻ em là đối tượng nhạy cảm dễ mắc các bệnh liên quan đến hô hấp khiến trẻ bị ho. Có nhiều bố mẹ vẫn đang tự ý sử dụng thuốc trị ho cho trẻ một cách bừa bãi, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy bài viết này sẽ cung cấp một số lưu ý quan trọng khi dùng thuốc ho cho trẻ để bố mẹ biết cách sử dụng an toàn nhất.

    I - Những loại thuốc ho thường dùng cho trẻ em

    Ho có thể do nhiều căn nguyên: Ho do cảm lạnh, cảm cúm; ho do nhiễm vi khuẩn, virus, ho do hen phế quản…

    Đối với mỗi nguyên nhân sẽ có cách điều trị khác nhau. Dưới đây là một số thuốc thường gặp trong điều trị ho cho trẻ và những lưu ý quan trọng khi sử dụng.

    1. Kháng sinh

    Kháng sinh được các bác sĩ chỉ định cho trẻ khi đã xác định nhiễm vi khuẩn hoặc bội nhiễm sau khi nhiễm virus. 

    Biểu hiện của trẻ: Sốt cao, đờm hoặc dịch mũi họng có màu xanh vàng, đau nhức cơ thể, môi khô, lưỡi bẩn, miệng hôi.

    Khi bé có những biểu hiện trên kèm theo ho nhiều, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám ở các cơ sở y tế để được bác sĩ kê đơn thuốc.

    Lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ:

    • Dùng đúng thuốc, đúng liều và đủ thời gian theo đơn của bác sĩ

    • Kháng sinh không có tác dụng đối với trường hợp ho do cảm lạnh thông thường

    • Bố mẹ không tự ý cho trẻ dùng kháng sinh khi chưa được xác định rõ nguyên nhân gây ho.

    • Nếu dùng kháng sinh không đúng cách, lạm dụng kháng sinh sẽ làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh ở trẻ. 

    Lạm dụng kháng sinh có nguy cơ gây ra tình trạng kháng kháng sinh rất nguy hiểm

    Kháng kháng sinh là tình trạng vi khuẩn không còn nhạy cảm với kháng sinh. Hay nói cách khác là kháng sinh không còn tiêu diệt được vi khuẩn nữa. Lúc này, chỉ một nhiễm khuẩn nhẹ cũng trở nên nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy bố mẹ không được chủ quan khi sử dụng kháng sinh cho trẻ.

    Tuy nhiên, khi thật sự cần thiết thì vẫn phải sử dụng, chỉ cần biết sử dụng đúng cách thì việc dùng kháng sinh không hề nguy hiểm.

    2. Chống viêm Corticoid

    Chống viêm Corticoid được dùng trong các trường hợp viêm họng, viêm phế quản gây phù nề niêm mạc, tắc nghẽn đường thở. 

    Lưu ý khi dùng Corticoid:

    • Không nên dùng kéo dài (thường dùng 3-5 ngày)

    • Chỉ dùng trong trường hợp bị viêm, sưng nặng gây khó chịu cho trẻ

    • Cần có sự tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng.

    Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra:

    • Suy thượng thận 

    • Bất thường phân bố mỡ, mặt to, tay chân nhỏ

    • Gây loãng xương, trẻ chậm tăng trưởng chiều cao

    Nên tránh lạm dụng corticoid và chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết.

    Trong trường hợp trẻ bị ho do hen phế quản, bác sĩ có thể chỉ định thuốc Corticoid dạng hít.

    3. Chống dị ứng: Kháng histamin H1

    Thuốc chống dị ứng thường dùng trong điều trị ho ở trẻ em

    Thuốc kháng histamin H1 chỉ nên dùng khi trẻ bị ho do dị ứng. Một số thuốc kháng histamin thường dùng cho trẻ em là:

    • Theralene (Alimemazin): 0,25 mg/kg/lần x 2-3 lần/ngày cho trẻ >2 tuổi

    • Toplexil (oxomemazin + guaifenesin + paracetamol + natri benzoat): 1 - 2 viên hoặc 5-10 ml × 2 - 3 lần/ngày (cho trẻ > 8 tuổi).

    Lưu ý khi sử dụng thuốc chống dị ứng:

    • Nên chú ý đến độ tuổi giới hạn trong chỉ định của thuốc và liều lượng cho từng đối tượng

    • Có một số thuốc phối hợp giữa thuốc chống dị ứng với paracetamol (hạ sốt, giảm đau) chẳng hạn như thuốc Toplexil kể trên. Cần chú ý khi cho trẻ dùng dạng kết hợp này thì không nên dùng cùng thuốc giảm đau hạ sốt paracetamol nữa để tránh quá liều. Nếu muốn dùng cùng thì phải cách nhau ít nhất 4-6 tiếng.

    4. Thuốc ức chế ho

    Thuốc giảm ho nên sử dụng khi trẻ bị ho khan, ho nhiều khiến bé mất ngủ, mệt mỏi, khó chịu. Thuốc có tác dụng kiểm soát và ngăn chặn cơn ho. Cần lưu ý một số thông tin dưới đây.

    • Codein: không dùng cho trẻ <12 tuổi do nguy cơ ức chế hô hấp gây suy hô hấp, không nên dùng cho các đối tượng có suy giảm chức năng hô hấp.

    • Dextromethorphan: dùng cho trẻ > 2 tuổi với liều 1mg/kg/ngày chia ra 3 lần. Không dùng trong trường hợp trẻ có suy giảm chức năng hô hấp.

    Lưu ý khi sử dụng các thuốc ức chế cơn ho:

    • Ho là phản ứng có lợi giúp làm sạch và thông thoáng đường thở. Nên không nhất thiết phải sử dụng thuốc ức chế ho. Trừ trường hợp ho khan, ho kéo dài ảnh hưởng đến ăn uống, sinh hoạt của bé.

    • Đây là thuốc điều trị triệu chứng nên chỉ dùng khi có triệu chứng ho, không nên dùng kéo dài.

    5. Thuốc loãng đờm, long đờm

    Các thuốc loãng đờm giúp làm giảm độ đặc quánh của đờm, giúp đờm từ phế quản thoát ra ngoài có hiệu quả, giảm tắc nghẽn đường hô hấp. Đờm nhiều cũng là yếu tố kích thích gây ho. Vì thế khi giảm đờm trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu và dịu được triệu chứng ho.

    Một số thuốc loãng đờm hay được sử dụng là:

    Acetylcysteine:

    • 2 - 7 tuổi: 200mg × 2 lần/ngày

    • > 7 tuổi: 200 mg × 3 lần/ngày

    Carbocysteine:

    • 2-5 tuổi: 125mg × 3 lần/ngày

    • 5-12 tuổi: 250 mg × 3 lần/ngày

    • ≥ 12 tuổi: 500 - 750 mg × 3 lần/ngày

    Bromhexine: 

    • Dùng cho trẻ ≥ 2 tuổi, liều 0,4mg/kg/ngày chia 2 - 3 lần

    Guaifenesin:

    • Thường phối hợp với thuốc khác như terbutaline, salbutamol,… liều dùng tính theo liều của thuốc phối hợp

    Lưu ý: 

    • Không nên sử dụng kéo dài

    • Không nên dùng cùng với các thuốc ức chế ho vì đờm sẽ không được tống đẩy ra ngoài gây ứ tắc ở đường hô hấp.

    • Nếu trẻ bị giảm khả năng ho, phải tiến hành hút đờm cho trẻ để tránh trường hợp ứ tắc đờm trong đường thở

    Hút đờm bằng quả bóp giảm lượng đờm trong mũi cho bé

    6. Các thuốc khác: Hạ sốt, nhỏ mũi giảm nghẹt mũi

    Ngoài những thuốc trên, khi trẻ ho có kèm theo các triệu chứng khác như sốt, nghẹt mũi, bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt hoặc thuốc giảm sung huyết mũi.

    Thuốc hạ sốt: 

    Nên sử dụng khi trẻ sốt cao > 38,5 độ C. 

    Có thể sử dụng các thuốc hạ sốt sau:

    • Paracetamol: 10-15mg/kg/lần, mỗi 4-6 tiếng 1 lần nếu sốt > 38,5 độ C

    • Ibuprofen: không khuyến cáo dùng cho trẻ dưới 7kg, trẻ >7kg dùng với liều 5-10mg/kg/lần, cách nhau 6-8 giờ.

    Lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt:

    • Chú ý thành phần của các thuốc đang sử dụng cho bé xem đã có thành phần hạ sốt chưa để tránh dùng đồng thời gây quá liều.

    • Paracetamol còn có tên khác là Acetaminophen, bố mẹ chú ý để tránh dùng cùng lúc cả 2, gây quá liều.

    • Ngoài việc dùng thuốc hạ sốt, nên cho trẻ bù nước bằng dung dịch điện giải oresol khi bé bị sốt

    Thuốc nhỏ mũi giảm nghẹt mũi:

    Trẻ bị nghẹt mũi lâu ngày gây khó chịu, có thể sử dụng một số loại thuốc nhỏ mũi như:

    • Naphazolin: Không nên dùng cho trẻ dưới 6 tuổi. Đối với trẻ trên 6 tuổi, sử dụng với liều 1-2 giọt Naphazolin 0,05% nhỏ vào lỗ mũi 3-6 giờ/lần. Không nên dùng quá 3-5 ngày

    • Xylometazolin: Dùng được cho trẻ > 3 tháng tuổi với liều 1-2 giọt dung dịch 0,05% vào mỗi bên mũi x 1-2 lần/ngày. Dùng tối đa trong 7 ngày.

    II - Biện pháp không dùng thuốc

    Bên cạnh việc dùng thuốc, các biện pháp không dùng thuốc cũng hết sức quan trọng giúp thúc đẩy nhanh quá trình cải thiện ho cho trẻ.

    1. Dùng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược

    Việt Nam là đất nước với vô vàn những loại thảo dược quý. Trong đó có rất nhiều thảo dược có vai trò cải thiện ho như: Húng chanh, Tía tô, Bách bộ, Gừng. 

    Việc dùng Thảo dược giảm ho vừa an toàn lại vừa hiệu quả đối với trẻ nhỏ. 

    Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm giảm ho từ thảo dược. Trong đó Siro ho thảo dược Fitolabs Beho là sản phẩm được các mẹ yêu thích nhất. Sản phẩm được chiết xuất từ các loại thảo dược chuẩn hóa, mang lại sự an toàn và hiệu quả tuyệt vời đối với các tình trạng ho ở trẻ. 

    Siro ho Thảo dược Fitolabs Beho giảm ho an toàn và hiệu quả

    Fitolabs Beho có thành phần: Chiết xuất Cỏ xạ hương, lá Tía tô, Cao Bách bộ, cao Tỳ bà diệp, tinh dầu Gừng, tinh dầu Húng chanh, mật ong.

    Nhờ sự kết hợp hài hòa giữa các thảo dược quý, Fitolabs Beho giúp cải thiện nhanh các trường hợp ho đờm, ho khan, giảm đau rát họng và khản tiếng do ho kéo dài.

    Bố mẹ có thể cho trẻ dùng Fitolabs Beho ngay khi trẻ vừa chớm ho để hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng, mang lại cho bé cảm giác dễ chịu.

    Siro ho thảo dược Fitolabs Beho có thể dùng cùng những loại thuốc tây y mà không gây ra tương tác.

    Siro ho Fitolabs Beho có vị ngọt thanh dễ uống, phù hợp cho tất cả các đối tượng.

    Sản phẩm hiện đã có mặt tại các nhà thuốc và có hỗ trợ giao hàng online. Bố mẹ có thể tìm điểm bán, hoặc đặt hàng chính hãng tại Website hoặc Shopee.

    Ngoài ra, bố mẹ có thể tham khảo thêm các biện pháp cải thiện ho không dùng thuốc dưới đây.

    2. Giữ ấm cơ thể

    Khi trẻ bị ho do cảm lạnh, nên chú ý giữ ấm vùng cổ - ngực cho trẻ. Đây là biện pháp giúp bé tránh tình trạng ho nặng lên. Để cải thiện được tình trạng ho vẫn nên kết hợp với các biện pháp khác.

    3. Uống nhiều nước 

    Uống nhiều nước giúp làm loãng đờm, giảm tiết nhầy trong đường hô hấp. Nên khuyến khích bé uống nhiều nước khi bị ho, uống nước ấm càng tốt.

    4. Rửa mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý

    Rửa mũi bằng nước muối sinh lý giúp loại bỏ bớt vi khuẩn, virus đang bám dính ở niêm mạc mũi. Điều đó giúp cải thiện các tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp - một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng ho.

    5. Hút đờm nếu trẻ có nhiều đờm 

    Đờm ứ đọng nhiều trong đường thở gây ra khó thở, thở khò khè, kích thích cảm giác ho. 

    Bố mẹ có thể hút bớt dịch đờm cho bé để giảm cảm giác khó chịu , giảm triệu chứng ho. 

    III - Khi nào cần đưa trẻ đi khám?

    Nên đưa trẻ đi khám khi cần thiết để được điều trị tốt nhất

    Để điều trị ho một cách triệt để, nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân gây ho và điều trị nguyên nhân.

    Nên đưa trẻ đi khám khi có các dấu hiệu:

    • Ho trên 10 ngày không cải thiện

    • Ho kèm theo sốt, mệt mỏi

    • Trẻ chán ăn, bỏ bú, quấy khóc

    • Ho ra máu

    • Trẻ khó thở, có dấu hiệu tím da, niêm mạc

    Hy vọng qua các thông tin trên, bố mẹ đã biết cách xử trí khi bé bị ho. Chú ý không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ khi chưa có sự hướng dẫn của dược sĩ hoặc bác sĩ. Để được tư vấn thêm bởi đội ngũ chuyên gia của Fitolabs, bố mẹ vui lòng liên hệ Hotline 0928.138.111.

    Nguồn tham khảo:

    Phác đồ Ngoại trú Nhi khoa 2016 - Bệnh viện Nhi đồng 2 - Nhà xuất bản Y học.

    Đăng kí nhận tư vấn từ chuyên gia

    Tiêu chảy Fitolabs ZinC Fitolabs Biomix Men vi sinh 5 nguyên tắc xử trí tiêu chảy cấp ở trẻ tiêu chảy cấp ở trẻ men vi sinh Fitolabs BaciPro Fitolabs Biozym Trẻ khó ngủ Tăng sức đề kháng Fitolabs Imucal Trẻ biếng ăn Bổ não Bổ mắt Fitolabs DHA Xtra Dinh dưỡng của trẻ Trẻ sinh non lợi ích của men vi sinh trẻ dùng kháng sinh lợi khuẩn men nhỏ giọt men vi sinh cho bé men vi sinh nhỏ giọt BioBacipro Dấu hiệu trẻ thông minh trí thông minh Bổ sung DHA Fitolabs Gastic Fitolabs Kool Bổ gan Phân sống Muối tắm thảo dược Zizobii Chàm sữa Fitolabs Belax Táo bón trẻ bị đi ngoài phân sống thực phẩm nên kiêng men vi sinh nhỏ giọt Viêm họng Fitolabs Keobi Viêm dạ dày Trào ngược dạ dày thực quản men vi sinh cho trẻ sơ sinh BioBacipro bổ sung lợi khuẩn cho bé bacillus Tăng sức đề kháng Fitolabs D3 - K2 Fitolabs Otee Gạc rơ lưỡi Fitolabs ZinC Trẻ sơ sinh Men vi sinh Fitolabs BaciPro Tăng chiều cao Fitolabs Becao Nôn trớ mất nước do tiêu chảy ở trẻ sơ sinh trẻ sơ sinh bị mất nước do tiêu chảy men vi sinh nhỏ giọt BioBacipro men vi sinh cho bé lợi ích của men vi sinh men vi sinh cho trẻ sơ sinh men vi sinh nhỏ giọt men vi sinh giúp giảm táo bón chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy tại nhà tiêu chảy ở trẻ sơ sinh men nhỏ giọt mẹo phòng ngừa tiêu chảy trẻ sơ sinh trẻ sơ sinh bị tiêu chảy trẻ bị tiêu chảy chăm sóc trẻ sơ sinh men vi sinh Biobacipro Rối loạn tiêu hóa Fitolabs Biomix Fitolabs Gastic Trào ngược dạ dày thực quản bổ sung vi chất Tăng chiều cao canxi cho bé còi xương Fitolabs ZinC Tăng sức đề kháng Trẻ biếng ăn thực phẩm giàu kẽm cho bé tăng đề kháng hay ốm vặt Fitolabs Biozym Tăng động giảm chú ý Fitolabs DHA Xtra trẻ chậm nói Trẻ khó ngủ Fitolabs Imucal Fitolabs D3 - K2 bổ sung calci canxi trẻ thiếu canxi Fitolabs Becao Fitolabs Bomax Bổ mắt Cận thị ở trẻ em Trẻ ngủ không sâu giấc trẻ khó ngủ thiếu vitamin d3k2 hay giật mình vitamin D3K2 Fitolabs Biotop tăng chiều cao trẻ chậm lớn sắt hữu cơ cho bé trẻ thiếu máu sắt quá liều D3 quá liều D3K2 Fitolabs Biomix Men vi sinh Bổ sung sắt Fitolabs BioFe thiếu sắt Chậm phát triển trí tuệ uống vitamin d3k2 đến khi nào khi nào ngừng uống vitamin d3k2 trẻ uống vitamin d3k2 trong bao nhiêu tháng kem chống nắng Fitolabs Suny Hăm da Muối tắm thảo dược Zizobii Chàm sữa Kem bôi Otee silver Chăm sóc da Tắm gội thảo dược Chống nắng cho bé Fitolabs Kembi Rôm sảy Mụn nhọt zizobii Xịt mũi thảo dược Fitolabs Nabi Viêm mũi Viêm họng Fitolabs Keobi Fitolabs Imucal Fitolabs ZinC Fitolabs Biotop bệnh bạch hầu kháng khuẩn xịt mũi xịt họng nước súc miệng Xịt họng Fitolabs Beho Ho kéo dài Dị ứng Fitolabs Chambi Trẻ bị ho Trẻ sơ sinh Bệnh đường hô hấp Fitolabs BaciPro Dinh dưỡng của trẻ Fitolabs DHA Xtra Bổ não Nôn trớ Rối loạn tiêu hóa Fitolabs Biozym Men vi sinh Fitolabs BaciPro Tiêu chảy Fitolabs Biomix Viêm dạ dày Trớ sữa Fitolabs Imucal Tăng sức đề kháng Trẻ bị tay chân miệng trí thông minh Nóng trong Bổ gan Fitolabs Kool Fitolabs ZinC Cúm A Fitolabs Beho Fitolabs Keobi Fitolabs Nabi Xịt mũi thảo dược Viêm họng Bệnh đường hô hấp Tăng chiều cao Trẻ biếng ăn Trẻ khó ngủ Fitolabs Gastic Trào ngược dạ dày thực quản Phân sống Fitolabs Biotop Fitolabs Belax Tăng động giảm chú ý Fitolabs Biozym Trẻ khó ngủ Bổ gan Nóng trong Fitolabs Kool Trẻ biếng ăn Fitolabs DHA Xtra trẻ chậm nói trí tuệ ở trẻ giảm táo bón táo bón ở trẻ men vi sinh giúp giảm táo bón men vi sinh men vi sinh nhỏ giọt men vi sinh nhỏ giọt BioBacipro Phân sống Fitolabs BaciPro Men vi sinh mẹo giảm đầy bụng khó tiêu ở trẻ Biobacipro Rối loạn tiêu hóa Fitolabs Biomix Fitolabs Belax Táo bón Fitolabs Imucal Tăng sức đề kháng trí thông minh đồ chơi trẻ em Trào ngược dạ dày thực quản Viêm dạ dày Tiêu chảy kém tập trung ghi nhớ kém Nôn trớ