Bí quyết chăm sóc trẻ bị viêm mũi để nhanh khỏi bệnh và giảm tái phát | Fitolabs
Viêm mũi là một bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ, biểu hiện bằng các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, ngạt mũi. Nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến các biến chứng như viêm xoang, viêm đường hô hấp, viêm họng. Bố mẹ cần chú ý cách chăm sóc và phòng ngừa tái phát cho trẻ. Tham khảo một số bí quyết qua bài viết sau đây.
I - Những điều bố mẹ cần biết về viêm mũi ở trẻ
Viêm mũi là tình trạng sưng tấy các niêm mạc bên mũi (lớp màng lót bên trong mũi). Bệnh viêm mũi ở trẻ được chia thành Viêm mũi dị ứng và Viêm mũi không do dị ứng.
Viêm mũi dị ứng: Đây là tình trạng xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như phấn hoa, khói bụi, lông động vật, khói thuốc lá… Hệ miễn dịch nhận diện chúng như những kháng nguyên cần phải tiêu diệt, dẫn đến các phản ứng viêm.
Viêm mũi không dị ứng: Nguyên nhân thường do Virus gây ra. Đôi khi là biến chứng của một số tình trạng viêm nhiễm khác như viêm họng, viêm amidan, viêm xoang…
Cách chăm sóc và điều trị hai loại viêm mũi này có sự giống và khác nhau. Cụ thể, về các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi ngạt mũi, đều có thể gặp ở cả viêm mũi dị ứng và không dị ứng. Cách điều trị các triệu chứng này khá tương đồng ở 2 loại. Chỉ khác nhau ở biện pháp phòng ngừa tái nhiễm do nguyên nhân ở 2 loại viêm mũi này không giống nhau.
II - Bí quyết chăm sóc trẻ viêm mũi giúp trẻ nhanh khỏi bệnh
Đa số các bé gặp tình trạng viêm mũi được chăm sóc và điều trị tại nhà. Hơn ai hết, bố mẹ phải là những người nắm rõ nhất về quy trình chăm sóc và các biện pháp hỗ trợ điều trị cho trẻ.
1. Trẻ viêm mũi dùng thuốc gì an toàn, hiệu quả
Đối với các thuốc mà trẻ có thể dùng trong thời gian bị viêm mũi, bố mẹ nên tham khảo ý kiến Bác sĩ hoặc Dược sĩ trước khi dùng. Tốt nhất nên đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế và tuân thủ theo đơn thuốc của Bác sĩ.
Nên đưa trẻ đi khám khi cần thiết để được bác sĩ đưa ra phác đồ dùng thuốc phù hợp
Các thuốc thường dùng khi trẻ bị viêm mũi là:
Thuốc uống:
Kháng Histamin H1 (loratadin, cetirizin, clorpheniramin,...): Thường dùng để giảm các triệu chứng dị ứng như ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi
Kháng sinh: Bắt buộc có sự chỉ định của Bác sĩ mới được sử dụng, chỉ dùng trong trường hợp trẻ bị bội nhiễm vi khuẩn.
Kháng viêm Corticoid: Dùng để giảm các triệu chứng viêm, sưng niêm mạc mũi, cải thiện triệu chứng viêm mũi nhanh chóng, nhưng dạng uống có thể gây nhiều tác dụng phụ cho trẻ nên chỉ dùng khi thực sự cần thiết và cần có hướng dẫn của Bác sĩ.
Thuốc xịt mũi/nhỏ mũi:
Thuốc xịt mũi chứa các hoạt chất Corticoid như: Fluticasone, Beclometason, Budesonide giúp giảm các triệu chứng viêm mũi và ít tác dụng phụ hơn so với dạng uống. Tuy nhiên vẫn phải cẩn trọng vì nếu dùng liều cao trong thời gian dài sẽ gây tác dụng phụ đối với trẻ như: chậm phát triển, hội chứng Cushing, suy thượng thận, rối loạn phân bố mỡ,...
Một số hoạt chất Corticoid thường dùng trong thuốc xịt mũi/nhỏ mũi
Ngoài ra nên dùng nước muối sinh lý hoặc các loại xịt mũi chuyên dùng để vệ sinh mũi hằng ngày cho bé.
2. Các biện pháp hỗ trợ giúp trẻ nhanh khỏi bệnh
Bên cạnh việc tuân thủ đơn thuốc theo như Bác sĩ chỉ định, để trẻ nhanh chóng khỏi bệnh hơn, tránh phụ thuộc thuốc, bố mẹ nên lưu ý một số biện pháp hỗ trợ như sau:
Cho trẻ uống nhiều nước ấm
Vệ sinh mũi bằng Xịt mũi thảo dược Fitolabs Nabi mỗi ngày, vừa giúp làm sạch mũi, vừa giữ độ ẩm cần thiết cho niêm mạc mũi, hỗ trợ cải thiện nhanh các triệu chứng viêm mũi
Giữ ấm cho trẻ nếu như thời tiết đang lạnh, đặc biệt là vùng tay, chân, mặt, tai, cổ
Bổ sung thêm vitamin D, vitamin C và kẽm để tăng sức đề kháng cho trẻ
Điều chỉnh chế độ ăn uống của bé sao cho đầy đủ chất dinh dưỡng
Vệ sinh nhà cửa, giường đệm, đồ chơi, tránh các tác nhân gây dị ứng cho trẻ
III - Cách phòng ngừa viêm mũi tái phát ở trẻ
Dựa theo nguyên nhân gây bệnh, bố mẹ có thể phòng tránh cho trẻ tái mắc viêm mũi bằng nhiều cách.
1. Phòng ngừa Viêm mũi dị ứng
Đây là bệnh do cơ địa dị ứng, rất khó để hết hoàn toàn. Tuy vậy chúng ta có thể giảm tối đa tần số mắc cho các bé bằng những biện pháp sau:
Giúp trẻ tránh xa các kháng nguyên gây dị ứng
Hạn chế trồng hoa, cắm hoa trong nhà
Hút bụi thường xuyên, vệ sinh giường chiếu, đồ chơi của trẻ
Bố mẹ không được hút thuốc, và không nên đưa trẻ đến những khu vực có khói thuốc
Đeo khẩu trang chống bụi khi trẻ đi ra ngoài
Dùng thuốc dự phòng khi bước vào những đợt giao mùa, thay đổi thời tiết, có sự tham khảo ý kiến từ Chuyên gia
Giữ ấm vùng tay, chân, mặt, cổ cho trẻ khi trời trở lạnh
Sử dụng Xịt mũi thảo Dược Fitolabs Nabi giúp phục hồi khả năng tự bảo vệ của mũi, chống lại các tác nhân dị ứng
Dùng máy tạo ẩm nếu như trong phòng bật điều hòa để giữ cho mũi không bị quá khô. Do mũi bị khô sẽ nhạy cảm hơn với các tác nhân dị ứng.
Đeo khẩu trang giúp tránh được bụi bặm và một số tác nhân gây viêm mũi dị ứng
2. Phòng ngừa Viêm mũi không do dị ứng
Tình trạng này có thể được phòng tránh bằng cách:
Tăng cường sức đề kháng cho trẻ: Bổ sung thêm vitamin D3, vitamin C, Kẽm, men vi sinh
Cân đối các nhóm chất dinh dưỡng để cơ thể trẻ luôn được khỏe mạnh
Điều trị sớm các tình trạng viêm nhiễm hô hấp, viêm họng,... để tránh biến chứng Viêm mũi cho trẻ
Cho trẻ đi tiêm Vacxin Cúm mỗi năm để phòng ngừa Virus Cúm - đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tình trạng viêm mũi.
Sử dụng xịt mũi thảo dược Fitolabs Nabi để bảo vệ mũi hằng ngày, hỗ trợ phòng ngừa viêm mũi.
Nếu áp dụng các bí quyết như trên, đảm bảo bé sẽ phục hồi rất nhanh chóng và giảm thiểu nguy cơ tái phát. Bố mẹ hãy lưu về ngay nhé. Để được tư vấn bởi các chuyên gia Fitolabs, bố mẹ vui lòng liên hệ Hotline 0928138111.
>> Xem thêm: Xịt rửa mũi lành tính cho bé nhất định phải có trong mỗi gia đình