Giỏ hàng
loading
0

Giỏ hàng trống

  • Bạn chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng!
0

Giỏ hàng trống

  • Bạn chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng!

Trẻ sơ sinh khò khè hay có đờm phải làm sao?

MỤC LỤC [Ẩn]

    Trẻ sơ sinh có sức đề kháng còn non yếu, do đó thường xuyên gặp phải các vấn đề về hô hấp. Trẻ khò khè như có đờm trong cổ là biểu hiện tắc hoặc hẹp đường thở. Bài viết sau đây sẽ giúp bố mẹ có cách xử trí phù hợp khi bé gặp tình trạng này.

    I - Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khò khè, có đờm

    Bé sơ sinh thở khò khè nghe như tiếng huýt sáo chứng tỏ có sự cản trở trong đường thở của bé. Bé có biểu hiện thở khò khè đều theo nhịp hít vào hoặc thở ra. 

    Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị khò khè có thể do:

    1. Viêm nhiễm đường hô hấp

    Bé sơ sinh rất dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, do sự tấn công của các vi khuẩn hoặc virus. Khi gặp tình trạng viêm nhiễm, đường dẫn khí của bé bị sưng tấy, phù nề, làm cản trở dòng khí lưu thông. Từ đó dẫn đến tình trạng tắc hẹp đường thở, trẻ thở khò khè. Khi bị viêm nhiễm, đường dẫn khí của bé cũng tăng tiết dịch nhầy, gây khó chịu cho bé.

    2. Cảm lạnh hoặc cảm cúm

    Thông thường nguyên nhân gây cảm lạnh, cảm cúm là do virus. Bé có thể có triệu chứng ho, hắt hơi, sổ mũi, kèm theo thở khò khè và có nhiều đờm trong họng hoặc khí phế quản.

    3. Hen phế quản

    Hen phế quản có thể do di truyền và gặp cả ở trẻ sơ sinh. Đây là tình trạng mạn tính gây viêm, tắc hẹp đường dẫn khí. Trẻ thường ho nhiều về đêm kèm theo thở khò khè. 

    4. Trào ngược dạ dày thực quản

    Trào ngược dạ dày thực quản cũng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Do hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện như người lớn. Cơ vòng thực quản có vai trò giữ không cho thức ăn và dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Ở trẻ sơ sinh, cơ vòng thực quản còn yếu và đóng không chặt. Dạ dày của bé lại nằm ngang, sữa lại là thức ăn lỏng nên bé sơ sinh rất dễ bị trào ngược dạ dày thực quản.

    Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ

    Khi dịch dạ dày và sữa tràn lên vùng họng sẽ gây tổn thương niêm mạc họng, gây sưng tấy, khiến bé có hiện tượng thở khò khè kèm theo có đờm trong cổ họng.

    5. Nguyên nhân khác

    Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên, bé có thể thở khò khè khi bị các bệnh:

    • Tim bẩm sinh

    • Dị tật đường hô hấp

    • Hóc, sặc dị vật

    II - Mẹ cần làm gì khi con bị khò khè, có đờm ở cổ

    Khi bé bị khò khè, có đờm ở cổ, việc đầu tiên các mẹ nên làm là giúp bé làm thông thoáng đường thở. Bố mẹ có thể tham khảo một số cách sau đây.

    1. Vệ sinh mũi họng

    Bố mẹ sử dụng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) vệ sinh vùng mũi họng thường xuyên cho trẻ (2-3 lần/ngày). Việc này giúp sát khuẩn và làm loãng dịch nhầy vùng mũi họng. 

    Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý

    Có thể lựa chọn nước muối sinh lý dạng ống, dạng nhỏ giọt, hoặc sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để rửa mũi cho bé.

    2. Vỗ rung đờm

    Thao tác vỗ rung đờm giúp tạo một lực khiến đờm trong đường dẫn khí bị bong ra và được đẩy ra ngoài. Trẻ có thể hơi khó chịu khi bố mẹ vỗ rung đờm cho bé. Nhưng cách làm này lại rất hiệu quả trong trường hợp bé bị đờm bám dính nhiều ở đường dẫn khí gây khó thở, thở khò khè.

    Vỗ rung đờm cho bé

    Cách thực hiện:

    Đặt trẻ nằm sấp sao cho đầu thấp hơn mông, một tay đỡ đầu bé, một tay vỗ nhẹ vào phần lưng giữa 2 bả vai. Thực hiện khoảng 10-15 phút cho đến khi bé ói được dịch đờm trong cổ họng.

    3. Massage cho trẻ

    Massage giúp bé cảm thấy thư giãn, dễ chịu, các cơ trơn khí phế quản được giãn ra, bé sẽ cảm thấy dễ thở hơn.

    Có thể tham khảo video sau để biết cách massage cho bé.

    4. Dùng máy tạo độ ẩm không khí

    Không khí quá khô khiến cho mũi bé mất đi lớp màng nhầy bảo vệ. Lúc này các tác nhân gây hại dễ xâm nhập qua đường hô hấp, khiến bé dễ mắc phải các bệnh viêm nhiễm hô hấp. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng bé thở khò khè. Vì vậy nên giữ cho độ ẩm không khí ở mức vừa phải (khoảng 40-60%).

    Sử dụng máy phun sương tạo độ ẩm là cách giúp căn phòng luôn đạt được độ ẩm phù hợp cho trẻ sơ sinh. 

    5. Hút đờm

    Nếu bé có quá nhiều đờm gây tắc nghẽn đường thở. Bố mẹ nên giúp bé hút bớt lượng đờm qua đường mũi, giúp đường thở của bé thông thoáng hơn.

    Hút đờm mũi cho bé

    6. Cho trẻ uống nhiều nước

    Nước giúp làm loãng dịch nhầy, giúp bé dễ chịu hơn. Nếu bé đang bú mẹ hoàn toàn, bạn nên cho bé bú lượng sữa nhiều hơn mức bình thường.

    7. Đưa trẻ đi khám khi có các dấu hiệu

    Trẻ sơ sinh thở khò khè là một trong những bất thường về đường hô hấp. Cần dựa trên những dấu hiệu khác để đánh giá mức độ nguy hiểm. Nếu như trẻ chỉ thở khò khè mà không có biểu hiện gì khác, bố mẹ có thể yên tâm đây chỉ là tình trạng sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh do đường dẫn khí chưa hoàn chỉnh.

    Trẻ cần được đưa đi khám ngay khi thở khò khè và có kèm theo các dấu hiệu:

    • Ho dữ dội

    • Sốt cao liên tục

    • Mất nước: môi khô, mắt trũng, da khô lạnh

    • Trẻ mệt mỏi quấy khóc

    • Thở dốc, thở nhanh, khó thở, nghẹt thở

    • Bé có biểu hiện tím tái

    • Trẻ bị ho kéo dài trên 2 tuần không giảm

    • Gia đình có tiền sử mắc bệnh hen phế quản

    Lúc này, các bác sĩ có thể yêu cầu bé làm các xét nghiệm phù hợp để chẩn đoán chính xác. Nếu tình trạng của bé không phải nguy hiểm cấp tính, bé có thể được kê đơn về điều trị tại nhà. Bên cạnh việc tuân thủ điều trị của bác sĩ, bố mẹ cũng nên kết hợp cả những cách làm trên để bé nhanh chóng được cải thiện.

    III - Xịt họng thảo dược Fitolabs Keobi - Thông thoáng cổ họng cho bé hết khò khè, khó thở

    Bé sơ sinh thở khò khè như có đờm trong cổ họng thường do gặp các vấn đề về hô hấp. Xịt họng thảo dược Fitolabs Keobi giúp hỗ trợ làm sạch, ngừa vi khuẩn vùng miệng - họng, làm dịu họng và thông thoáng họng tức thì cho bé cảm giác dễ chịu, giảm triệu chứng thở khò khè.

    Với các thành phần tự nhiên từ keo ong, dầu húng chanh, bạc hà, Fitolabs Keobi vô cùng an toàn cho bé.

    Chỉ với 2-4 nhát xịt mỗi lần, bé có thể dịu ngay cơn khó chịu ở họng. Bố mẹ có thể dễ dàng sử dụng cho bé.

    Xịt họng thảo dược Fitolabs Keobi giúp bé giảm nhanh chóng tình trạng khò khè

    Để bé phòng tránh các bệnh về đường hô hấp, bố mẹ nên sử dụng thêm các sản phẩm tăng cường sức đề kháng cho bé. 

    Hy vọng sau khi đọc bài viết trên, bố mẹ đã biết cách xử trí chính xác khi bé nhà mình chẳng may gặp tình trạng thở khò khè, có đờm. Nếu có thêm những thắc mắc cần giải đáp liên quan đến tình trạng sức khỏe của bé, bố mẹ có thể gọi điện theo HOTLINE 0928.138.111 để gặp chuyên gia của Fitolabs.

     

    Đăng kí nhận tư vấn từ chuyên gia

    Tiêu chảy Fitolabs ZinC Fitolabs Biomix Men vi sinh Fitolabs Biozym Trẻ khó ngủ Fitolabs BaciPro Tăng sức đề kháng Fitolabs Imucal Trẻ biếng ăn Bổ não Bổ mắt Fitolabs DHA Xtra Dinh dưỡng của trẻ Trẻ sinh non Dấu hiệu trẻ thông minh trí thông minh Bổ sung DHA Fitolabs Gastic Fitolabs Kool Bổ gan Phân sống Muối tắm thảo dược Zizobii Chàm sữa Fitolabs Belax Táo bón Viêm họng Fitolabs Keobi Viêm dạ dày Trào ngược dạ dày thực quản Tăng sức đề kháng Fitolabs D3 - K2 Fitolabs Otee Gạc rơ lưỡi Fitolabs ZinC Trẻ sơ sinh Men vi sinh Fitolabs BaciPro Tăng chiều cao Fitolabs Becao Nôn trớ Rối loạn tiêu hóa Fitolabs Biomix Fitolabs Gastic Trào ngược dạ dày thực quản bổ sung vi chất Tăng chiều cao canxi cho bé còi xương Fitolabs ZinC Tăng sức đề kháng Trẻ biếng ăn Fitolabs Biozym Tăng động giảm chú ý Fitolabs DHA Xtra trẻ chậm nói Trẻ khó ngủ Fitolabs Imucal Fitolabs D3 - K2 bổ sung calci canxi trẻ thiếu canxi Fitolabs Becao Fitolabs Bomax Bổ mắt Cận thị ở trẻ em Trẻ ngủ không sâu giấc trẻ khó ngủ thiếu vitamin d3k2 hay giật mình vitamin D3K2 Fitolabs Biotop tăng chiều cao trẻ chậm lớn sắt hữu cơ cho bé trẻ thiếu máu sắt quá liều D3 quá liều D3K2 Fitolabs Biomix Men vi sinh Bổ sung sắt Fitolabs BioFe thiếu sắt Chậm phát triển trí tuệ uống vitamin d3k2 đến khi nào khi nào ngừng uống vitamin d3k2 trẻ uống vitamin d3k2 trong bao nhiêu tháng kem chống nắng Fitolabs Suny Hăm da Muối tắm thảo dược Zizobii Chàm sữa Kem bôi Otee silver Chăm sóc da Tắm gội thảo dược Chống nắng cho bé Fitolabs Kembi Rôm sảy Mụn nhọt zizobii Xịt mũi thảo dược Fitolabs Nabi Viêm mũi Viêm họng Fitolabs Keobi Fitolabs Imucal Fitolabs ZinC Fitolabs Biotop Xịt họng Fitolabs Beho Ho kéo dài Dị ứng Fitolabs Chambi Trẻ bị ho Trẻ sơ sinh Bệnh đường hô hấp Fitolabs BaciPro Dinh dưỡng của trẻ Fitolabs DHA Xtra Bổ não Nôn trớ Rối loạn tiêu hóa Fitolabs Biozym Men vi sinh Fitolabs BaciPro Tiêu chảy Fitolabs Biomix Viêm dạ dày Trớ sữa Fitolabs Imucal Tăng sức đề kháng Trẻ bị tay chân miệng trí thông minh Nóng trong Bổ gan Fitolabs Kool Fitolabs ZinC Cúm A Fitolabs Beho Fitolabs Keobi Fitolabs Nabi Xịt mũi thảo dược Viêm họng Bệnh đường hô hấp Tăng chiều cao Trẻ biếng ăn Trẻ khó ngủ Fitolabs Gastic Trào ngược dạ dày thực quản Phân sống Fitolabs Biotop Fitolabs Belax Tăng động giảm chú ý Fitolabs Biozym Trẻ khó ngủ Bổ gan Nóng trong Fitolabs Kool Trẻ biếng ăn Fitolabs DHA Xtra trẻ chậm nói trí tuệ ở trẻ Phân sống Fitolabs BaciPro Men vi sinh Rối loạn tiêu hóa Fitolabs Biomix Fitolabs Belax Táo bón Fitolabs Imucal Tăng sức đề kháng trí thông minh đồ chơi trẻ em Trào ngược dạ dày thực quản Viêm dạ dày Tiêu chảy kém tập trung ghi nhớ kém Nôn trớ