Nổi mề đay ở trẻ: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả | Fitolabs
Nổi mề đay ở trẻ là hiện tượng da nổi ban đỏ hoặc trắng, sưng tấy, tạo thành mảng hoặc riêng lẻ, gây ngứa ngáy, khó chịu vô cùng. Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến nổi mề đay như dị ứng, nóng trong, nhiễm khuẩn da, côn trùng cắn…Cần xác định đúng nguyên nhân gây nổi mề đay ở trẻ để có cách khắc phục hiệu quả nhất. Cùng tham khảo thông tin chi tiết qua bài viết sau.
I - Mề đay ở trẻ là gì?
Mề đay hay còn gọi là mày đay, là phản ứng của mao mạch trên da với các yếu tố khác nhau gây phù cấp hoặc mạn tính.
Mề đay cấp tính thường xảy ra và kéo dài trong thời gian ngắn dưới 6 tuần, có thể tự khỏi mà không để lại dấu vết. Một số ít trường hợp mề đay tiến triển trên 6 tuần được gọi là mề đay mạn tính.
Có thể nhận biết mề đay cấp tính qua các dấu hiệu:
Sẩn phù: Kích thước to nhỏ khác nhau, nổi thành đám hoặc riêng lẻ, màu sắc hơi đỏ hoặc nhợt nhạt hơn vùng da xung quanh.
Ngứa: Đa số trường hợp trẻ bị nổi mề đay thường rất ngứa, càng gãi càng ngứa và lan nhanh
Một số vùng như mi mắt, môi, bộ phận sinh dục khi bị sẩn phù trở nên sưng to cả một vùng gọi là phù mạch hay phù Quincke.
II - Nguyên nhân gây nổi mề đay (mày đay) ở trẻ
Mề đay là một trong những phản ứng dị ứng của cơ thể với nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau. Những nguyên nhân thường gặp là:
Dị ứng sữa, thức ăn
Dị ứng thuốc
Dị ứng phấn hoa, lông động vật, khói bụi
Dị ứng thời tiết
Da bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm hoặc virus
Chức năng thải độc của gan giảm sút
Căng thẳng, stress
Nóng trong người
III - Cách khắc phục mề đay ở trẻ nhanh chóng
Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bị mề đay, bố mẹ cần kiểm tra những loại thức ăn, thuốc mà trẻ đã sử dụng có nguy cơ gây dị ứng hay không. Nếu nghi ngờ dị ứng thuốc, bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám để các bác sĩ điều trị kịp thời.
Những biện pháp xử lý mề đay ở trẻ tại nhà như sau:
1. Dùng thuốc kháng Histamin chống dị ứng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ
Thuốc kháng Histamin là thuốc có tác dụng giảm ngứa, giảm dị ứng. Khi trẻ bị mề đay, bố mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc cho con mà nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ.
Một số loại thuốc có thể được kê là:
Loratadin: dùng được cho trẻ từ 2 tuổi
- Trẻ từ 12 tuổi trở lên: 10mg/ngày
- Trẻ từ 2 đến 12 tuổi:
- Khối lượng cơ thể từ 30kg trở lên: 10mg/ngày
- Khối lượng cơ thể dưới 30kg: 5mg/ngày
Cetirizin: dùng được cho trẻ từ 6 tuổi
- Trẻ từ 6 đến 12 tuổi: 5mg/lần x 2 lần/ngày
- Trẻ từ 12 tuổi trở lên: 10mg/lần/ngày
2. Tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây dị ứng
Trẻ bị nổi mề đay có thể do một số tác nhân gây dị ứng như: lông động vật, phấn hoa, khói bụi, thức ăn,... Nếu phát hiện trẻ bị dị ứng với bất kỳ tác nhân nào, cần tránh cho trẻ tiếp xúc với tác nhân đó.
3. Sử dụng muối tắm thảo dược Zizobii
Thong thời gian trẻ bị nổi mề đay, bố mẹ nên thay các loại sữa tắm của trẻ thành sữa tắm thảo dược để giảm kích ứng da.
Muối tắm thảo dược Zizobii có các thành phần từ thảo dược chuẩn hóa: Chiết xuất Trà xanh, Lô hội, Hoàng liên, tinh dầu Tràm trà, giúp làm sạch nhẹ dịu da bé, giữ độ mềm ẩm cho da. Sản phẩm giúp làm dịu nhanh các nốt mẩn ngứa, mề đay và loại bỏ các vi khuẩn để phòng ngừa nguy cơ bội nhiễm.
Thay vì nấu nước lá bằng phương pháp thủ công để tắm cho trẻ, bố mẹ có thể sử dụng muối tắm thảo dược Zizobii vừa giúp tiết kiệm thời gian, vừa an toàn cho trẻ vì các thảo dược đã được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn.
4. Chườm lạnh
Chườm lạnh có tác dụng giảm viêm sưng, giảm ngứa trên da khi bị mề đay. Nhưng phương pháp này hiện nay ít dùng do độ an toàn không cao. Đối với trẻ nhỏ, làn da của bé rất mong manh nhạy cảm. Nếu không kiểm soát tốt nhiệt độ chườm, thậm chí có thể gây bỏng lạnh cho trẻ. Bố mẹ phải hết sức cẩn thận nếu dùng phương pháp này, tốt nhất nên dùng túi chườm và kiểm tra nhiệt độ túi chườm trước khi chườm lên da bé.
5. Mặc quần áo thoáng mát cho trẻ
Trẻ bị nổi mề đay sẽ càng trở nên trầm trọng nếu như mặc quần áo chật, bó sát người. Nên lựa chọn quần áo thoáng mát, rộng rãi thoải mái. Ngoài ra, nên chọn chất vải mềm, không xù, để tránh cọ xát vào vị trí mề đay gây ngứa ngáy cho trẻ.
6. Hạn chế gãi vào các đám sẩn mề đay
Việc gãi, cọ xát vào vị trí bị nổi mề đay trên da sẽ gây trầy xước, tăng nguy cơ bị bội nhiễm gây viêm da nghiêm trọng.
Để giảm ngứa cho trẻ, bố mẹ có thể xoa nhẹ nhàng, hoặc dùng thuốc giảm ngứa theo chỉ dẫn của bác sĩ.
7. Sử dụng kem bôi dịu da Otee silver
Sản phẩm được sản xuất bằng công nghệ Nano và nguyên liệu thiên nhiên nhập khẩu từ châu Âu giúp cải thiện tình trạng mề đay cho trẻ.
Thành phần chính của kem bôi là Nano bạc, Chiết xuất Trà xanh, chiết xuất cây Neem, Panthenol, Chiết xuất cây Phỉ nên có công dụng cao trong kháng khuẩn, giảm ngứa, tái tạo và phục hồi da cho bé.
Ưu điểm nổi bật của kem bôi da Otee silver là an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguyên liệu có nguồn gốc thiên nhiên, không corticoid, không paraben và hương liệu.
Kem bôi Otee silver ngoài hỗ trợ giảm mề đay cho trẻ còn giúp làm dịu vết thâm do muỗi, rôm hay vết hăm trên da bé. Đây cũng là giải pháp phục hồi da hiệu quả cao nên có trong tủ thuốc gia đình.
Qua bài viết trên, bố mẹ đã trang bị cho mình được tất cả những thông tin cần thiết để xử trí hiện tượng nổi mề đay ở trẻ. Để được các chuyên gia tư vấn 1:1 về tình trạng của bé, vui lòng liên hệ Hotline 0928138111.