Giỏ hàng
loading
0

Giỏ hàng trống

  • Bạn chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng!
0

Giỏ hàng trống

  • Bạn chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng!

5 điều bố mẹ cần biết về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em | Fitolabs

MỤC LỤC [Ẩn]

    Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em đang ngày càng trở nên phổ biến. Điều này khiến cho các bậc phụ huynh hết sức lo lắng. Đọc ngay bài viết sau đây để cập nhật những thông tin cần thiết nhất về bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em. Qua đó bố mẹ sẽ có cách xử trí phù hợp nếu bé không may gặp phải.

    1. Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em

    Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây viêm loét dạ dày ở trẻ, một số nguyên nhân chủ yếu đó là:

    • Nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Đây là vi khuẩn sau khi xâm nhập sẽ sinh sống và phát triển tại lớp nhầy niêm mạc dạ dày. Chúng tiết ra độc tố làm mất khả năng chống lại acid của niêm mạc. Chúng là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ. Theo số liệu thống kê trong 5 năm trở lại đây, hơn 80% bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng bị nhiễm vi khuẩn HP.

    • Bố mẹ lạm dụng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt và kháng viêm không Steroid như ibuprofen, diclofenac,... cho trẻ. Các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm  khi sử dụng lâu có tác dụng ức chế các chất bảo vệ niêm mạc dạ dày, tạo điều kiện cho các yếu tố gây hại tấn công.

    • Stress: Căng thẳng, stress làm cho dạ dày tiết nhiều acid hơn. Trẻ em thời nay phải chịu áp lực, căng thẳng từ việc học tập nhiều hơn rất nhiều so với giai đoạn trước. Đó cũng là một trong những lý do tỷ lệ viêm loét dạ dày ở trẻ em tăng lên dần theo thời gian.

    • Ăn uống và sinh hoạt: Việc trẻ ăn uống không đúng bữa, không điều độ, ăn quá no hoặc quá đói, cũng ảnh hưởng đến dạ dày. Nhiều trẻ còn có thói quen vừa ăn vừa xem ti vi, điện thoại, dẫn đến đau dạ dày. Ngoài ra, thức ăn chua, cay, nóng cũng có thể xem là một nguyên nhân tiêu biểu.

    • Các nguyên nhân tự miễn, do hóa chất ...

    Nhiễm vi khuẩn HP là nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ

    2. Triệu chứng thường gặp

    Do tình trạng viêm loét dạ dày khi mới bắt đầu thường rất ít triệu chứng, bố mẹ cần chú ý quan sát để phát hiện sớm. Vì nếu để lâu, tình trạng viêm loét sẽ nặng lên gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ, khó điều trị hơn và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Một số triệu chứng sớm có thể thấy ở trẻ là:

    • Đau bụng vùng thượng vị: đau âm ỉ hoặc dữ dội, thường đau theo từng cơn vào lúc đói hoặc no, kéo dài vài phút đến vài giờ

    • Ợ hơi, ợ chua, ợ rát, buồn nôn, cảm giác khó chịu ở dạ dày.

    • Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân

    • Viêm loét miệng họng

    • Đau vùng ngực

    • Ho, thở khò khè kéo dài

    Trẻ chán ăn, mệt mỏi, thường xuyên đau bụng là dấu hiệu sớm của viêm loét dạ dày tá tràng

    3. Các thuốc điều trị thường được sử dụng

    3.1. Thuốc giảm tiết acid dạ dày

    Tùy vào nguyên nhân gây viêm loét dạ dày sẽ có phác đồ điều trị khác nhau. Tuy nhiên đa phần trong các trường hợp đều sử dụng thuốc giảm tiết acid dạ dày:

    • Ức chế bơm proton PPI: omeprazole, lansoprazole, esomeprazole…

    • Kháng Histamin H2: ranitidin

    3.2. Thuốc kháng acid

    Thuốc kháng acid chứa nhôm và magie thì ít sử dụng và chỉ dùng được cho trẻ từ 6 tuổi trở lên.

    3.3. Kháng sinh

    Nếu trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP, bác sĩ sẽ kê thêm kháng sinh để điều trị 7-14 ngày.

    Các thuốc kháng sinh thường dùng cho trẻ trong trường hợp này là: Amoxicillin, Clarithromycin, Metronidazol,...

    Sau khi kết thúc đợt điều trị kháng sinh ít nhất 4 tuần, kết thúc PPI 2 tuần, có thể trẻ sẽ được đánh giá lại hiệu quả điều trị vi khuẩn HP để xem xét thay đổi phác đồ điều trị hoặc không.

    3.4. Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày

    Bismuth - thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày thường dùng khi các thuốc khác không hiệu quả, và dùng phối hợp với các thuốc khác.

    Thuốc Bismuth bảo vệ niêm mạc dạ dày

    4. Các thực phẩm tốt cho trẻ bị viêm loét dạ dày tá tràng

    Một số thực phẩm rất tốt cho trẻ bị viêm loét dạ dày tá tràng, bố mẹ nên chú ý để thêm ngay vào thực đơn của trẻ nhé:

    • Các thực phẩm có khả năng thấm hút dịch vị dạ dày: bánh mì, bánh quy, bánh bông lan, tuy nhiên chỉ nên cho trẻ ăn vừa phải để không ảnh hưởng đến bữa ăn chính

    • Các thực phẩm chứa kẽm: Kẽm giúp nhanh hồi phục vết loét, bố mẹ có thể cho trẻ ăn thêm các loại hải sản như cá hồi, tôm, cua, hàu để bổ sung kẽm

    • Thực phẩm chứa protein dễ tiêu hóa: Protein vẫn luôn là một trong 4 nhóm chất quan trọng nhất đối với sức khỏe của trẻ. Thực phẩm chứa protein đối với trẻ bị viêm loét dạ dày nên chọn loại dễ tiêu hóa vì khả năng tiêu hóa của dạ dày bé đang bị ảnh hưởng. Bố mẹ có thể chọn: thịt lợn, thịt gà, thịt chim, thịt vịt để trẻ tiêu hóa và hấp thu tốt nhất.

    • Thực phẩm có khả năng thúc đẩy lành vết loét: Mật ong, nghệ giúp thúc đẩy nhanh lành vết loét, bố mẹ cũng nên bổ sung vào thực đơn cho bé. Tuy nhiên, cần chú ý trẻ dưới 1 tuổi không nên sử dụng mật ong.

    • Các loại rau củ quả chứa nhiều vitamin A: Vitamin A giúp thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, giúp vết thương nhanh chóng hồi phục. Gấc, cà rốt,... là các loại củ quả giàu vitamin A và cũng khá dễ để chế biến thành món ăn yêu thích của bé.

    Vitamin A rất tốt cho trẻ bị viêm loét dạ dày tá tràng 

    5. Cách phòng tránh viêm loét dạ dày tá tràng

    Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu như bố mẹ xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống, sinh hoạt và những thói quen tốt. Cụ thể:

    • Luôn cho trẻ ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn để phòng tránh nhiễm vi khuẩn, virus gây viêm dạ dày

    • Hạn chế đồ ăn chua, cay, nóng

    • Ăn uống đúng giờ giấc và đủ bữa

    • Không nên để bụng quá no hoặc quá đói

    • Ăn chậm, nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày

    • Khi ăn nên tập trung hoàn toàn, không nên xem ti vi, điện thoại hay nói chuyện, cười đùa khi ăn

    • Nên ngồi nghỉ ngơi ít nhất 30 phút sau khi ăn

    • Không dùng chung các đồ dùng như bát đũa thìa với người lớn để tránh lây nhiễm vi khuẩn HP

    • Không được hôn miệng trẻ

    • Giảm bớt áp lực học tập cho trẻ bằng cách tạo ra những buổi dã ngoại, vui chơi ngoài trời

    • Cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh thức khuya

    Không nên hôn trực tiếp lên miệng trẻ

    Qua bài viết trên, hi vọng bố mẹ đã trau dồi thêm được những kiến thức bổ ích, giúp quá trình chăm sóc bé yêu dễ dàng hơn. Để được Chuyên gia của Fitolabs Baby tư vấn cụ thể hơn về tình trạng sức khỏe của bé, bố mẹ vui lòng liên hệ Hotline 0928138111 nhé.

    Đăng kí nhận tư vấn từ chuyên gia

    Tiêu chảy Fitolabs ZinC Fitolabs Biomix Men vi sinh 5 nguyên tắc xử trí tiêu chảy cấp ở trẻ tiêu chảy cấp ở trẻ men vi sinh Fitolabs BaciPro Fitolabs Biozym Trẻ khó ngủ Tăng sức đề kháng Fitolabs Imucal Trẻ biếng ăn Bổ não Bổ mắt Fitolabs DHA Xtra Dinh dưỡng của trẻ Trẻ sinh non Dấu hiệu trẻ thông minh trí thông minh Bổ sung DHA Fitolabs Gastic Fitolabs Kool Bổ gan Phân sống Muối tắm thảo dược Zizobii Chàm sữa Fitolabs Belax Táo bón Viêm họng Fitolabs Keobi Viêm dạ dày Trào ngược dạ dày thực quản Tăng sức đề kháng Fitolabs D3 - K2 Fitolabs Otee Gạc rơ lưỡi Fitolabs ZinC Trẻ sơ sinh Men vi sinh Fitolabs BaciPro Tăng chiều cao Fitolabs Becao Nôn trớ Rối loạn tiêu hóa Fitolabs Biomix Fitolabs Gastic Trào ngược dạ dày thực quản bổ sung vi chất Tăng chiều cao canxi cho bé còi xương Fitolabs ZinC Tăng sức đề kháng Trẻ biếng ăn thực phẩm giàu kẽm cho bé tăng đề kháng hay ốm vặt Fitolabs Biozym Tăng động giảm chú ý Fitolabs DHA Xtra trẻ chậm nói Trẻ khó ngủ Fitolabs Imucal Fitolabs D3 - K2 bổ sung calci canxi trẻ thiếu canxi Fitolabs Becao Fitolabs Bomax Bổ mắt Cận thị ở trẻ em Trẻ ngủ không sâu giấc trẻ khó ngủ thiếu vitamin d3k2 hay giật mình vitamin D3K2 Fitolabs Biotop tăng chiều cao trẻ chậm lớn sắt hữu cơ cho bé trẻ thiếu máu sắt quá liều D3 quá liều D3K2 Fitolabs Biomix Men vi sinh Bổ sung sắt Fitolabs BioFe thiếu sắt Chậm phát triển trí tuệ uống vitamin d3k2 đến khi nào khi nào ngừng uống vitamin d3k2 trẻ uống vitamin d3k2 trong bao nhiêu tháng kem chống nắng Fitolabs Suny Hăm da Muối tắm thảo dược Zizobii Chàm sữa Kem bôi Otee silver Chăm sóc da Tắm gội thảo dược Chống nắng cho bé Fitolabs Kembi Rôm sảy Mụn nhọt zizobii Xịt mũi thảo dược Fitolabs Nabi Viêm mũi Viêm họng Fitolabs Keobi Fitolabs Imucal Fitolabs ZinC Fitolabs Biotop bệnh bạch hầu kháng khuẩn xịt mũi xịt họng nước súc miệng Xịt họng Fitolabs Beho Ho kéo dài Dị ứng Fitolabs Chambi Trẻ bị ho Trẻ sơ sinh Bệnh đường hô hấp Fitolabs BaciPro Dinh dưỡng của trẻ Fitolabs DHA Xtra Bổ não Nôn trớ Rối loạn tiêu hóa Fitolabs Biozym Men vi sinh Fitolabs BaciPro Tiêu chảy Fitolabs Biomix Viêm dạ dày Trớ sữa Fitolabs Imucal Tăng sức đề kháng Trẻ bị tay chân miệng trí thông minh Nóng trong Bổ gan Fitolabs Kool Fitolabs ZinC Cúm A Fitolabs Beho Fitolabs Keobi Fitolabs Nabi Xịt mũi thảo dược Viêm họng Bệnh đường hô hấp Tăng chiều cao Trẻ biếng ăn Trẻ khó ngủ Fitolabs Gastic Trào ngược dạ dày thực quản Phân sống Fitolabs Biotop Fitolabs Belax Tăng động giảm chú ý Fitolabs Biozym Trẻ khó ngủ Bổ gan Nóng trong Fitolabs Kool Trẻ biếng ăn Fitolabs DHA Xtra trẻ chậm nói trí tuệ ở trẻ Phân sống Fitolabs BaciPro Men vi sinh Rối loạn tiêu hóa Fitolabs Biomix Fitolabs Belax Táo bón Fitolabs Imucal Tăng sức đề kháng trí thông minh đồ chơi trẻ em Trào ngược dạ dày thực quản Viêm dạ dày Tiêu chảy kém tập trung ghi nhớ kém Nôn trớ