Bé bị đau họng cha mẹ cần làm gì? Đọc ngay kẻo muộn | Fitolabs
Bé bị đau họng, quấy khóc, ăn uống khó nuốt khiến cho bố mẹ phải đau đầu không biết phải làm sao. Bài viết sau đây sẽ giúp bố mẹ hiểu được nguyên nhân bé bị đau họng và cách xử trí hợp lý nhất.
I - Bé bị đau họng báo hiệu bệnh gì?
Bé bị đau họng chứng tỏ có tổn thương tại họng và các bộ phận liên quan như: thanh quản, dây thanh âm, amidan…
Họng là nơi tập trung khá nhiều các tế bào miễn dịch, do đây là cơ quan tiếp xúc với các tác nhân xâm nhập từ bên ngoài cơ thể. Ở trẻ em, tỷ lệ mắc các bệnh về họng, thanh quản, amidan thường cao hơn so với người lớn. Một số bệnh thường gặp gây ra triệu chứng đau họng là:
1. Viêm họng ở trẻ
Nguyên nhân chủ yếu gây viêm họng là do virus (chiếm 80%). Ngoài ra viêm họng có thể do vi khuẩn, dị ứng.
Trẻ bị viêm họng thường có các triệu chứng: đau rát họng, khó nuốt, khan tiếng hoặc mất tiếng, sưng hạch bạch huyết ở hàm hoặc cổ, sốt, chán ăn, mệt mỏi,...
>>Xem thêm: Trẻ bị viêm họng sốt về đêm - Bố mẹ chớ chủ quan
Tình trạng họng sưng đỏ, sung huyết khi trẻ viêm họng
Các triệu chứng của viêm họng thường diễn ra rầm rộ. Nếu được điều trị đúng cách có thể khỏi hẳn sau 5-7 ngày. Ngược lại, nếu không được chăm sóc và điều trị, có thể dẫn đến viêm họng mạn tính khó điều trị hơn.
2. Viêm họng hạt
Viêm họng hạt ít gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên bố mẹ cũng không nên chủ quan. Triệu chứng của viêm họng hạt cũng tương tự như viêm họng thông thường, nhưng thường nhẹ hơn. Đây là một trong những giai đoạn của bệnh viêm họng mạn tính. Khi khám thấy có các hạt nhỏ màu đỏ trong vòm họng.
Biểu hiện của viêm họng hạt
4. Viêm amidan
Amidan là cơ quan miễn dịch nằm ở 2 bên cổ họng. Tại đây chứa nhiều tế bào miễn dịch giúp bảo vệ hệ hô hấp khỏi nhiễm trùng. Khi vi khuẩn, virus tấn công ồ ạt, cơ quan này có thể bị tổn thương và gây ra các triệu chứng như: sưng, nóng rát, đỏ, đau. Khi khám thấy 2 hạch lympho nằm ở cổ họng sưng to, có thể có cả dịch mủ trắng.
Viêm amidan ở trẻ
5. Sỏi amidan
Có thể gặp ở trẻ bị dư thừa Canxi, hoặc do cặn thức ăn lâu ngày đọng lại ở kẽ của amidan tạo thành các đốm trắng hoặc vàng.
Sỏi amidan có thể phát triển và chèn ép gây viêm sưng amidan, dẫn đến các triệu chứng đau họng dữ dội, sốt, chán ăn, mệt mỏi.
Sỏi amidan ở trẻ
6. Viêm thanh quản
Viêm thanh quản thường gặp khi trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm. Các triệu chứng viêm thanh quản là đau vùng cổ họng, ho khan hoặc ho đờm, sốt, chảy nước mũi, mất tiếng, sưng hạch bạch huyết.
Trẻ bị viêm thanh quản
Để biết được nguyên nhân cụ thể gây đau họng, trẻ cần được thăm khám và làm các xét nghiệm tại cơ sở y tế.
II - Khi bé bị đau họng cha mẹ cần làm gì?
Khi trẻ bị đau họng, bố mẹ cần chú ý:
1. Theo dõi các triệu chứng và đưa trẻ đi khám khi cần thiết
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa thể nói và diễn tả được vị trí đau, nếu bị đau họng, trẻ thường sẽ quấy khóc, không chịu ăn uống, soi họng trẻ thấy sưng đỏ. Lúc này bố mẹ có thể nhận biết được bé bị đau họng. Trẻ lớn có thể mô tả được vị trí đau, khi trẻ có dấu hiệu đau họng, bố mẹ theo dõi thêm một số triệu chứng khác như:
Trẻ có sốt không, sốt bao nhiêu độ
Trẻ có ho đờm không, màu sắc của dịch đờm
Trẻ có chán ăn không
Thể trạng của trẻ, trẻ có vui chơi bình thường được hay không
Theo dõi nhiệt độ của trẻ
Từ những quan sát đó, bố mẹ có thể phát hiện ra những dấu hiệu nguy hiểm cần phải đưa bé đi khám:
Sốt cao từ 39 độ trở lên
Trẻ li bì, mệt mỏi
Bỏ ăn, bỏ bú
Trẻ khó thở
Trẻ ho đờm xanh
Nếu bé đau họng kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng trong các triệu chứng kể trên, tốt hơn hết là ba mẹ nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở uy tín.
Nếu trẻ đau họng nhẹ, sốt nhẹ, vẫn ăn uống, vui chơi bình thường, bố mẹ chỉ cần chăm sóc tại nhà.
2. Trẻ bị đau họng uống thuốc gì?
Thuốc không kê đơn:
Thuốc hạ sốt, giảm đau paracetamol: Liều dùng 10-15mg/kg, dùng khi sốt cao trên 38,5 độ C, mỗi 4-6 giờ một lần.
Bổ sung nước, điện giải Oresol: Dùng khi trẻ bị sốt
Viên ngậm họng thảo dược: Dùng với trẻ đã biết ngậm
Thuốc kê đơn:
Kháng sinh: Chỉ dùng khi bị nhiễm khuẩn
Kháng viêm: Giúp giảm tình trạng viêm sưng họng, dây thanh quản
Kháng Histamin: giảm các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi kèm theo
Bố mẹ chỉ dùng các loại thuốc kê đơn khi có sự chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý cho trẻ dùng thuốc khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.
Chỉ dùng thuốc cho trẻ khi có sự hướng dẫn của Bác sĩ hoặc Dược sĩ
3. Các biện pháp chăm sóc, hỗ trợ trẻ bị đau họng ngay tại nhà
Nếu trẻ gặp triệu chứng nhẹ, có thể chăm sóc, hỗ trợ điều trị ngay tại nhà. Bố mẹ hãy lưu ý một số biện pháp sau đây:
Sử dụng xịt dịu họng từ keo ong Fitolabs Keobi cho trẻ. Xịt họng Fitolabs Keobi có thành phần an toàn từ Keo ong, Húng chanh, Bạc hà giúp dịu họng, sát khuẩn và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm họng, viêm amidan…
Cho trẻ uống nhiều nước ấm
Nếu trẻ đã biết súc họng, bố mẹ có thể cho trẻ súc họng bằng nước muối sinh lý ngày 2-3 lần
Điều chỉnh chế độ ăn cho bé nếu bé có dấu hiệu chán ăn: chia thành nhiều bữa nhỏ, ưu tiên các thức ăn mềm, tăng cường hoa quả, nước ép để bổ sung vitamin và khoáng chất
Tăng sức đề kháng cho trẻ bằng cách bổ sung: Cốm tăng đề kháng Fitolabs Imucal, Siro tăng đề kháng Fitolabs Biotop, Kẽm dạng ống Fitolabs ZinC
Bổ sung các sản phẩm giúp trẻ tăng cường sức đề kháng
Vệ sinh nhà cửa, đồ chơi của trẻ sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn
Cho trẻ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
Dùng máy tạo độ ẩm trong phòng nếu sử dụng điều hòa
Giữ ấm vùng cổ họng cho bé nếu thời tiết lạnh
Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bố mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Để được tư vấn chi tiết về tình trạng sức khỏe của bé, vui lòng liên hệ với chuyên gia của chúng tôi qua Hotline 0928138111.
>> Xem thêm: Trẻ bị viêm họng nên ăn gì - kiêng gì?