Biếng ăn sinh lý là gì - Nguyên nhân và cách khắc phục | Fitolabs
Biếng ăn sinh lý là tình trạng diễn ra thường xuyên trong suốt giai đoạn phát triển của trẻ. Tình trạng này có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Sau đó, trẻ sẽ ăn uống bình thường trở lại. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bé biếng ăn sinh lý kéo dài quá lâu, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bé. Cùng tìm hiểu xem biếng ăn sinh lý là gì, nguyên nhân và cách khắc phục thế nào mẹ nhé.
I - Biếng ăn sinh lý là gì?
Biếng ăn sinh lý là tình trạng trẻ biếng ăn đột ngột, diễn ra trong thời gian ngắn và có thể tự hồi phục hoàn toàn.
Tình trạng này thường diễn ra khi trẻ thay đổi giai đoạn phát triển (mọc răng, tập lẫy, tập đi…) và thường không liên quan đến bệnh lý.
Biếng ăn sinh lý bao lâu thì khỏi? Đây là câu hỏi mà rất nhiều mẹ thắc mắc. Thông thường, trẻ biếng ăn sinh lý chỉ kéo dài nhiều nhất là 1 đến 2 tuần rồi tự hết.
Nhưng cũng có nhiều trường hợp, do bố mẹ can thiệp không đúng cách, dẫn đến trẻ sợ ăn, ám ảnh với bữa ăn, gây ra tình trạng biếng ăn tâm lý rất khó khắc phục.
II - Dấu hiệu nhận biết biếng ăn sinh lý
Việc nhận biết các dấu hiệu sớm của tình trạng biếng ăn sinh lý giúp bố mẹ có cách xử trí đúng cách và kịp thời.
Trẻ biếng ăn sinh lý thường có các dấu hiệu như sau:
Sức khỏe vẫn bình thường, không có dấu hiệu ốm đau
Tự nhiên chán ăn, ăn ít hơn bình thường
Có dấu hậu ngậm thức ăn lâu trong miệng, không chịu nhai, nuốt
Phản ứng gay gắt như khóc, la, khi được cho ăn
Nôn trớ khi ăn
Sút cân
Trẻ phản ứng gay gắt khi được cho ăn
Bố mẹ nên để ý những dấu hiệu trên, đặc biệt trong những giai đoạn trẻ phát triển vượt bậc về thể chất hoặc tâm sinh lý.
III - Giai đoạn trẻ biếng ăn sinh lý
Biếng ăn sinh lý có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào và có thể lặp lại nhiều lần trong suốt quá trình phát triển của bé. Nhưng chủ yếu gặp ở những giai đoạn mà trẻ thay đổi nhiều về thể chất, kỹ năng, nhận thức:
3-4 tháng tuổi: Trẻ học kỹ năng mới là lẫy, ngóc đầu
6 tháng tuổi: Trẻ chuyển sang chế độ ăn dặm, làm quen với dạng thức ăn đặc hơn
9-10 tháng tuổi: Trẻ tập đi
16-18 tháng: Bắt đầu biết tò mò và khám phá thế giới xung quanh
2-3 tuổi: Trẻ bước sang giai đoạn ăn như người lớn, bắt đầu đi nhà trẻ, làm quen với môi trường mới
IV - Nguyên nhân dẫn đến biếng ăn sinh lý ở trẻ
Biếng ăn sinh lý không có nguyên nhân rõ ràng. Các chuyên gia cho rằng, khi trẻ thay đổi giai đoạn phát triển, học hỏi thêm kỹ năng mới, hoặc thay đổi về mặt nhận thức, trẻ sẽ cần một khoảng thời gian để làm quen với điều đó. Tùy vào sự thích nghi của mỗi bé, giai đoạn này có thể nhanh hay chậm. Trong lúc đó, trẻ thường sẽ bị sao nhãng đối với việc ăn uống, mất hứng thú với đồ ăn. Trẻ có thể có biểu hiện như chán ăn, bỏ bú, sút cân. Tuy nhiên sau giai đoạn này trẻ sẽ tự bình thường trở lại.
Trẻ tập trung khám phá thế giới xung quanh nên giảm sự hứng thú với việc ăn uống
V - Biếng ăn sinh lý có nguy hiểm không?
Biếng ăn sinh lý thực chất không hề nguy hiểm vì bé sẽ nhanh chóng tự phục hồi. Và đây cũng là hiện tượng tự nhiên mà trẻ nào cũng phải trải qua.
Nhưng bố mẹ cũng không nên vì vậy mà chủ quan. Tình trạng biếng ăn sinh lý sẽ trở nên nguy hiểm trong những trường hợp sau đây:
Tình trạng biếng kéo dài không cải thiện trên 3 tháng
Trẻ bị sút cân, gầy yếu và hay bị ốm vặt
Biếng ăn ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng học hỏi của bé
Trẻ bị ám ảnh đối với bữa ăn, sợ hãi và không muốn ăn bất kỳ món gì
VI - Biện pháp khắc phục tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ em
Để giúp bé nhanh chóng hồi phục, và tránh tình trạng biếng ăn kéo dài, bố mẹ phải hết sức kiên nhẫn và khéo léo. Nếu như quát mắng, bắt ép bé ăn uống, có thể gây ra “phản ứng ngược”. Đó là bé sợ ăn, bị ám ảnh đối với bữa ăn.
Vậy những biện pháp phù hợp nhất để giúp bé giảm biếng ăn sinh lý là gì?
Chia nhỏ khẩu phần ăn của bé thành nhiều bữa
Thay đổi dạng thức ăn thành lỏng hơn
Khích lệ, động viên và khen ngợi bé khi ăn
Chế biến những món ăn yêu thích của bé
Trang trí món ăn đẹp mắt, đáng yêu
Giảm đồ ăn vặt để bé tập trung vào bữa ăn chính
Tập thói quen ăn uống tập trung, tuyệt đối không được vừa ăn vừa xem ti vi, điện thoại
Nếu bé không muốn ăn, bố mẹ hãy thông báo với bé là dừng ăn, và con phải chờ cho đến bữa ăn tiếp theo mới được ăn tiếp.
Không nên để bữa ăn kéo dài quá lâu
Sử dụng những sản phẩm bổ sung chứa Lysine, kẽm, men vi sinh… kích thích bé ăn ngon miệng, tăng cường tiêu hóa
Trang trí đồ ăn đẹp mắt tạo hứng thú cho trẻ
VII - Khi nào cần đưa trẻ đi khám?
Hậu quả của biếng ăn đó là bé bị thiếu chất dinh dưỡng, suy nhược cơ thể, dễ mắc bệnh, gầy yếu, thấp còi so với các bạn cùng trang lứa. Vì vậy dù nguyên nhân gây biếng ăn là gì, bố mẹ cũng nên chú ý theo dõi sát sao. Nên đưa bé đi khám khi cần thiết để được các bác sĩ chẩn đoán đúng nguyên nhân và điều trị hiệu quả.
Bé sút cân
Bé không tăng cân trong 3 tháng liên tiếp
Biếng ăn kèm theo các dấu hiệu như: nôn trớ nhiều, sốt, mệt mỏi, xanh xao
VIII - Men vi sinh Fitolabs Biomix - lựa chọn đầu tay của các mẹ có con biếng ăn sinh lý
Hệ tiêu hóa là một trong những yếu tố quyết định đến việc ăn uống của bé. Khi bé có dấu hiệu biếng ăn sinh lý, bố mẹ nên bổ sung thêm men vi sinh và các vi chất giúp bé ăn ngon miệng hơn như: Lysine, Kẽm.
Với sự kết hợp các thành phần ưu việt: Lysine, Kẽm, lợi khuẩn Bacillus Subtilis và chất xơ tự nhiên, Men vi sinh Fitolabs Biomix trở thành sản phẩm làm mưa làm gió trên thị trường.
Men vi sinh Fitolabs Biomix giúp bé ăn ngon miệng, giảm biếng ăn
Sản phẩm được thiết kế dạng gói cốm có thể nhai trực tiếp hoặc pha với nước ấm để uống.
Fitolabs Biomix giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, kích thích khả năng tiêu hóa, giúp bé tiêu hóa tốt, ăn ngon miệng.
Để tình trạng biếng ăn của con không còn là cuộc chiến trường kỳ, bố mẹ cũng phải trang bị cho mình những kiến thức cần thiết. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp được nhiều thông tin bổ ích. Bố mẹ vui lòng liên hệ HOTLINE 0928138111 để được chuyên gia tư vấn cụ thể hơn về tình trạng sức khỏe của bé.