Trẻ lười ăn phải làm sao - Siêu bí kíp dành cho mẹ | Fitolabs
Trẻ lười ăn, thường xuyên từ chối ăn là tình trạng quen thuộc mà bà mẹ nào cũng từng gặp phải. Với những mẹ nuôi con lần đầu chắc chắn sẽ rất lo lắng, không biết cách xử trí. Bài viết sau đây sẽ bật mí cho các mẹ câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi “Trẻ lười ăn phải làm sao?”
I - Nguyên nhân trẻ lười ăn
Tình trạng lười ăn ở trẻ có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân.
1. Do món ăn không hợp khẩu vị của trẻ
Trẻ nhỏ thường tỏ ra rất hào hứng với những món ăn hợp khẩu vị với mình. Ngược lại sẽ có biểu hiện như phun thức ăn, từ chối ăn, ngậm thức ăn lâu trong miệng nếu món ăn đó không thực sự khoái khẩu đối với trẻ. Đôi khi khẩu vị của người lớn khác với trẻ nhỏ. Do vậy cũng thật khó để biết được như thế nào là hợp khẩu vị với trẻ. Nếu như trẻ có biểu hiện không thích một món ăn cụ thể mà vẫn ăn những món khác một cách bình thường, bố mẹ nên điều chỉnh gia vị hoặc cách chế biến khác và cho trẻ thử lại từng chút một.
2. Do trẻ mất tập trung khi ăn
Trẻ vừa ăn vừa xem điện thoại
Hiện nay có rất nhiều ông bố, bà mẹ vì thấy con quấy khóc khi ăn mà cho trẻ vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại, hoặc đôi khi là cho trẻ đi ăn rong (vừa đi chơi vừa ăn). Những thói quen này vô tình làm cho tình trạng lười ăn trở nên nghiêm trọng hơn. Trong lúc không tập trung, trẻ ăn một cách thụ động mà không cảm nhận được hương vị của món ăn, cũng như không nhai kỹ trước khi nuốt. Dần dần sẽ dẫn đến hậu quả:
Trẻ giảm vị giác, ăn không ngon miệng
Ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày
Tạo thói quen xấu cho trẻ
3. Do trẻ mệt mỏi, chán ăn, giảm vị giác
Trẻ mệt mỏi do bị ốm cũng có thể dẫn đến chán ăn, lười ăn
Nếu trẻ đang gặp một tình trạng bệnh lý nào đó, có thể sẽ trở nên lười ăn, chán ăn. Nguyên nhân do trẻ mệt mỏi, vị giác bị ảnh hưởng. Người lớn thường hay dùng khái niệm “nhạt mồm nhạt miệng” để chỉ tình trạng này. Có thể do sử dụng một số loại thuốc khiến cho trẻ bị thay đổi vị giác: kháng sinh, corticoid, thuốc kháng virus…
Việc dùng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh cũng có thể gây ra hiện tượng loạn khuẩn đường ruột do thuốc tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa. Vì thế trẻ có thể sẽ gặp triệu chứng tiêu hóa kém, tiêu chảy, đầy bụng khó tiêu, chán ăn.
4. Trẻ ăn vặt nhiều nên không cảm thấy đói
Trẻ ăn nhiều đồ ngọt có thể ảnh hưởng đến bữa ăn chính
Nhiều bố mẹ thấy con lười ăn, sợ trẻ bị đói mà cho trẻ ăn đồ ăn vặt vô tội vạ. Điều này chỉ càng làm cho trẻ cảm thấy mất hứng thú với bữa ăn chính. Đồ ăn vặt như bánh kẹo, đồ ngọt nói chung tạo cho trẻ cảm giác no giả, mất cảm giác thèm ăn. Từ đó khiến cho tình trạng lười ăn ngày một tăng thêm.
5. Trẻ bước vào những giai đoạn phát triển đặc biệt
Khi bước vào giai đoạn phát triển đặc biệt, học tập những kỹ năng mới như: biết lẫy, biết bò, biết đi, mọc răng… trẻ sẽ không chú tâm vào việc ăn uống. Do đó trẻ có dấu hiệu lười ăn hơn bình thường. Tuy nhiên tình trạng này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Sau vài ngày đến vài tuần, trẻ sẽ trở lại trạng thái bình thường.
II - Trẻ lười ăn có nguy hiểm không?
Lười ăn lâu ngày khiến cho trẻ không hấp thu được đầy đủ chất dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng:
Suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất, trí tuệ
Mệt mỏi, quấy khóc nhiều
Học tập sa sút
Suy giảm hệ miễn dịch
Thiếu máu, da xanh xao, niêm mạc nhợt
Do đó bố mẹ cần có biện pháp để xử lý sớm tình trạng lười ăn ở trẻ, tránh để kéo dài gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.
III - Siêu bí kíp đánh bay tình trạng lười ăn ở trẻ
1. Cốm ăn ngon ngủ ngon Fitolabs Biozym - Trợ thủ đắc lực của các bố mẹ nuôi con nhỏ
Cốm ăn ngon ngủ ngon cho bé Fitolabs Biozym
Cốm ăn ngon ngủ ngon Fitolabs Biozym thuộc thương hiệu Fitolabs Baby - thương hiệu nổi tiếng với các sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ thảo dược cho trẻ từ 0-12 tuổi. Cốm được bào chế từ những thành phần chọn lọc nhất, giúp trẻ nhanh chóng lấy lại vị giác, ăn ngon miệng ngay từ những ngày đầu sử dụng.
Đặc biệt hơn, cốm ăn ngủ ngon Fitolabs Biozym còn được thiết kế 2 gói chuyên biệt: 1 gói ăn ngon dùng buổi sáng và 1 gói ngủ ngon dùng buổi tối. Nhờ các hoạt chất như Lysine, kẽm, các vitamin B, Taurine, trẻ ăn ngon miệng hơn, hấp thu tốt hơn, vượt qua tình trạng lười ăn một cách dễ dàng. Gói uống buổi tối với những thảo dược quý giúp trẻ ngủ ngon, sâu giấc tự nhiên, giảm quấy khóc về đêm, cho trẻ sức khỏe và tinh thần tốt nhất vào sáng hôm sau. Từ đó giúp trẻ cảm thấy vui vẻ, thoải mái khi ăn uống, không còn quấy khóc, từ chối ăn nữa.
Cốm ăn ngon ngủ ngon Fitolabs Biozym được Thạc sĩ, Bác sĩ Đinh Ngọc Hoa - Chuyên khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn Hà Nội khuyên dùng:
Ngoài ra bố mẹ có thể tham khảo thêm một số biện pháp sau.
2. Tạo hứng thú cho trẻ đối với bữa ăn
Bố mẹ nên khuyến khích trẻ tự giác ăn uống, không nên gượng ép khiến trẻ sợ hãi. Tốt nhất là cho trẻ ăn theo nhu cầu của trẻ. Nếu có hiện tượng lười ăn thì bố mẹ càng nên tập trung vào bữa ăn chính, hạn chế cho trẻ ăn vặt để trẻ có cảm giác đói và thèm ăn.
Một số phương pháp rất bổ ích để làm tăng sự hứng thú với món ăn là:
Trang trí đẹp mắt theo sở thích của trẻ
Nấu những món trẻ thích ăn
Khen ngợi, động viên khi trẻ ăn
Không để bữa ăn kéo dài quá lâu vì càng lâu sẽ càng giảm sự hứng thú của trẻ
Không cho trẻ ăn vặt trước bữa chính ít nhất 2 giờ
3. Cho trẻ vận động nhiều hơn
Cho trẻ chơi các môn thể thao giúp tiêu hóa tốt hơn, giảm tình trạng lười ăn
Vận động nhiều khiến cơ thể tiêu hao năng lượng nhiều hơn, trẻ sẽ nhanh cảm thấy đói và muốn ăn. Ngoài ra vận động cũng rất tốt cho hoạt động tiêu hóa, giúp nhanh phát triển chiều cao và giúp cho xương chắc khỏe, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch.
4. Lựa chọn các thực phẩm giúp kích thích vị giác cho trẻ
Theo các nghiên cứu của chuyên gia, có rất nhiều vi chất tốt cho vị giác của trẻ: Kẽm, selen, Lysine, vitamin B, A…Chúng có mặt trong các thực phẩm hằng ngày của chúng ta. Đặc biệt là các loại: thịt, cá, hải sản (tôm, cua, ngao, sò, hàu…), các loại rau xanh, đu đủ, chuối, bơ…
>> Bố mẹ có thể tham khảo: Trẻ biếng ăn nên bổ sung gì?
Qua bài viết trên, hy vọng rằng các bố mẹ đã có thêm những kinh nghiệm hữu ích để xử trí khi con lười ăn. Nếu có thắc mắc, xin vui lòng liên hệ với chuyên gia của Fitolabs theo Hotline 0928138111 để được tư vấn cụ thể.