Hướng dẫn chăm sóc bé nổi mề đay tại nhà cực hiệu quả | Fitolabs
Bé nổi mề đay tuy không gây ra nguy hiểm cấp tính nhưng lại khiến trẻ vô cùng ngứa ngáy, khó chịu. Bố mẹ cần có biện pháp chăm sóc đúng cách để giảm bớt tình trạng ngứa, sưng tấy trên da do nổi mề đay gây ra ở trẻ. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc bé nổi mề đay tại nhà cực hiệu quả, bố mẹ hãy tham khảo nhé.
I - Nhận biết nhanh chóng khi bé bị nổi mề đay
Mề đay hay mày đay là hiện tượng mao mạch trên da phản ứng dị ứng với các yếu tố khác nhau gây phù cấp hoặc mạn tính. Mề đay cấp tính thường xảy ra trong 24 giờ sau khi tiếp xúc với tác nhân dị ứng và thường kéo dài không quá 6 tuần. Mề đay kéo dài trên 6 tuần được gọi là mề đay mạn tính.
Biểu hiện khi bị mề đay:
Da nổi ban đỏ hoặc hồng, kích thước không đồng đều, nổi thành đám hoặc riêng lẻ hơi gồ lên trên da.
Trẻ rất ngứa, càng gãi càng lan rộng
Trẻ khó chịu, quấy khóc, chán ăn
Nhiều trường hợp bố mẹ không can thiệp kịp thời, trẻ ngứa gãi gây trầy xước da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến viêm da, sưng mủ…
Vì thế ngay khi trẻ xuất hiện tình trạng nổi mề đay, bố mẹ cần thực hiện những biện pháp chăm sóc tại nhà đúng cách để hạn chế tình trạng ngứa, gãi và giúp nốt mề đay nhanh lặn.
II - Hướng dẫn chăm sóc bé nổi mề đay tại nhà đúng cách
1. Dùng thuốc cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ
Trẻ bị nổi mề đay thường do phản ứng dị ứng của cơ thể, vì vậy các bác sĩ thường chỉ định cho trẻ dùng thuốc kháng Histamin để giảm dị ứng, giảm ngứa.
Tùy từng tình trạng, độ tuổi, cân nặng của trẻ các bác sĩ sẽ quyết định có nên dùng thuốc hay không. Cần phải cân nhắc giữa lợi ích của thuốc và những tác dụng không mong muốn của thuốc có thể xảy ra ở trẻ.
Các bố mẹ không nên tự ý cho con sử dụng. Trong trường hợp trẻ cần phải dùng thuốc, nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ. Cách dùng thuốc sau chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế phác đồ của bác sĩ:
Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên, có thể dùng thuốc Loratadin theo liều sau:
Trẻ từ 12 tuổi trở lên: 10mg/ngày
Trẻ từ 2 đến 12 tuổi:
Khối lượng cơ thể từ 30kg trở lên: 10mg/ngày
Khối lượng cơ thể dưới 30kg: 5mg/ngày
Đối với trẻ từ 6 tuổi trở lên, có thể dùng thuốc Cetirizin theo liều sau:
Trẻ từ 6 đến 12 tuổi: 5mg/lần x 2 lần/ngày
Trẻ từ 12 tuổi trở lên: 10mg/lần/ngày
2. Hạn chế cho trẻ gãi lên da
Khi trẻ bị nổi mề đay, thông thường sẽ rất ngứa ngáy khó chịu. Bố mẹ nên hạn chế cho trẻ gãi lên da bằng cách rửa tay thật sạch bằng xà phòng và xoa nhẹ nhàng những vùng da mà trẻ cảm thấy quá ngứa.
Đồng thời nên kết hợp cả các biện pháp chăm sóc khác để tình trạng ngứa do nổi mề đay nhanh chóng giảm bớt.
3. Dùng kem dưỡng ẩm giúp làm dịu da giảm ngứa cho trẻ
Da đủ độ ẩm cần thiết sẽ giảm được kích ứng, giảm ngứa. Nên dùng sản phẩm có thành phần thảo dược dịu nhẹ, an toàn cho bé. Chất kem phải thấm nhanh, không gây bết dính hay bít tắc lỗ chân lông, nếu không sẽ càng gây khó chịu thêm cho bé.
Sản phẩm được các mẹ tin dùng nhiều nhất hiện nay là kem bôi da thiết yếu thảo dược Fitolabs Kembi.
Thành phần của Fitolabs Kembi bao gồm Nano Bạc, Kẽm Oxit, Vitamin E, chiết xuất Rau má, chiết xuất Nghệ giúp kháng khuẩn, giảm ngứa, duy trì độ ẩm tự nhiên trên da. Đặc biệt chất kem siêu mềm mịn và thấm nhanh, không gây bết dính nên được các bé rất yêu thích.
4. Mặc quần áo thoáng mát
Khi bé bị nổi mề đay, mẹ nên cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát. Nên tránh những bộ quần áo bó sát người, chất liệu quá dày, vải bị xù,vì sẽ càng làm trẻ ngứa ngáy, khó chịu.
5. Cho trẻ uống nhiều nước
Uống nhiều nước cũng là một cách giúp cơ thể thanh lọc, loại bỏ độc tố - một những nguyên nhân gây nổi mề đay.
Ngoài nước lọc, bố mẹ có thể cho trẻ uống nước ép trái cây, vừa tăng khả năng thải độc, vừa bổ sung được vitamin, khoáng chất cho cơ thể để tăng sức đề kháng.
6. Chườm mát da bé
Chườm mát trên da có thể giảm được triệu chứng sưng tấy, ngứa ngáy. Để chườm mát cho trẻ, bố mẹ có thể dùng đá, cho vào khăn hoặc dùng túi chườm. Lưu ý không chườm quá lạnh vì có nguy cơ gây bỏng lạnh cho trẻ. Khăn hay túi chườm phải được vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn cho vùng da bị nổi mề đay.
7. Chú ý khi tắm cho trẻ
Trẻ bị nổi mề đay vẫn có thể tắm, nhưng phải hết sức lưu ý:
Tắm bằng nước ấm cho trẻ
Tắm nhanh hơn so với bình thường
Hạn chế sử dụng các loại sữa tắm với thành phần hóa học dễ gây kích ứng
Tốt nhất nên dùng nước tắm gội từ thảo dược an toàn cho trẻ
Nước tắm gội thảo dược Fitolabs Tambi đang được các chuyên gia khuyên dùng cho trẻ khi đang gặp các vấn đề về da.
Sản phẩm có thành phần thảo dược chuẩn hóa vô cùng an toàn cho da bé như: Cao Bồ công anh, Tinh dầu sả chanh, chiết xuất lá Trà xanh, Chiết suất Rau má. Fitolabs Tambi giúp làm sạch nhẹ nhàng, không gây kích ứng da, giúp duy trì độ ẩm tự nhiên cho da bé. Fitolabs Tambi có thể dùng tắm và gội luôn cho bé, vô cùng tiện lợi. Sản phẩm ít bọt, không cay mắt và có mùi thơm thảo dược rất dễ chịu.
Đối với trẻ bị nổi mề đay, Fitolabs Tambi giúp trẻ giảm ngứa, cải thiện tình trạng nổi mẩn nhanh chóng và phòng ngừa tái phát hiệu quả.
8. Cho trẻ uống siro thanh nhiệt, mát gan Fitolabs Kool
Siro Fitolabs Kool với các thành phần từ thảo dược như: Rau má, Cà gai leo, Kim ngân hoa, Sài đất, Bồ công anh, Liên kiều, Actiso giúp giải độc, mát gan, thanh nhiệt cơ thể.
Fitolabs Kool được các chuyên gia khuyên dùng cho trẻ có biểu hiện nóng trong: nổi mẩn, mề đay, rôm sảy, mụn nhọt, chán ăn, quấy khóc…
Sản phẩm được thiết kế dạng siro tiện lợi sử dụng, hơn nữa vị lại vô cùng thơm ngon, không hề đắng chát như thảo dược sắc uống truyền thống.
9. Tăng sức đề kháng cho trẻ
Hệ miễn dịch hoạt động kém cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến những bệnh liên quan đến dị ứng. Những trẻ sức đề kháng yếu cũng dễ bị tái đi tái lại tình trạng nổi mề đay. Do vậy bố mẹ cần tăng sức đề kháng cho trẻ bằng cách:
Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin và khoáng chất
Cho trẻ sử dụng sản phẩm tăng đề kháng, có thể tham khảo một số sản phẩm: Fitolabs ZinC, Fitolabs Biotop, Fitolabs Imucal
Cho trẻ tăng cường vận động
Cho trẻ uống nhiều nước
10. Tránh các yếu tố dị ứng
Các yếu tố dị ứng là nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng bé bị nổi mề đay. Vì vậy cần tránh cho trẻ tiếp xúc với những yếu tố nguy cơ trong thời gian nhạy cảm. Một số yếu tố có nguy cơ gây dị ứng cho trẻ là:
Thực phẩm: Tôm, cua, cá, nước ngọt, gia vị là những thực phẩm dễ gây dị ứng
Phấn hoa
Bụi bẩn
Lông thú cưng
Khói thuốc lá
Một số loại thuốc: chỉ dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, nếu phát hiện trẻ bị dị ứng thuốc cần báo ngay cho bác sĩ để xử lý kịp thời
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc bé bị nổi mề đay tại nhà cực đơn giản, hiệu quả. Các mẹ hãy thực hiện theo hướng dẫn để trẻ nhanh chóng hết mề đay và giảm nguy cơ tái phát nhé.
Để được chuyên gia tư vấn trực tiếp về tình trạng của trẻ, bố mẹ vui lòng liên hệ Hotline 0928138111.