Tại sao trẻ em cần tăng sức đề kháng? | Fitolabs
Sức đề kháng giống như những vệ sĩ thầm lặng bảo vệ cơ thể trước những yếu tố gây hại bên ngoài môi trường. Bình thường các bậc phụ huynh rất ít khi quan tâm đến sức đề kháng của trẻ. Chỉ đến khi chúng thực sự gặp vấn đề, chẳng hạn như trẻ thường xuyên bị ốm vặt, mắc các bệnh do nhiễm trùng, bố mẹ mới tìm đến các phương pháp tăng đề kháng. Hãy đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu xem tại sao lại cần tăng sức đề kháng cho trẻ em ngay cả khi trẻ vẫn đang khỏe mạnh.
I - Vai trò của sức đề kháng đối với sức khỏe của trẻ
Trên thực tế, mỗi ngày trẻ phải tiếp xúc với hàng tỷ loại vi khuẩn, virus, nấm tồn tại trong không khí và môi trường quanh. Vậy tại sao không phải lúc nào trẻ cũng bị nhiễm bệnh bởi những vi sinh vật gây hại đó? Chính là nhờ vai trò của sức đề kháng.
Sức đề kháng của cơ thể được chia thành các hàng rào để ngăn chặn mầm bệnh:
Hàng rào vật lý: Đó là da, lớp nhầy ở mũi, lớp nhầy ở niêm mạc miệng - họng giúp ngăn chặn các yếu tố gây hại ngay khi cơ thể tiếp xúc với chúng.
Hàng rào hóa học: Lớp acid dịch vị dạ dày, dịch mật ở ruột chính là môi trường khắc nghiệt nhất đối với vi khuẩn, virus. Chỉ một số loài đặc biệt mới có thể vượt qua được lớp bảo vệ này.
Hàng rào sinh học: Có sự tham gia của các tế bào đặc biệt trong cơ thể: đại thực bào, bạch cầu đa nhân trung tính, tế bào mast, các enzym, tế bào lympho B, lympho T, …Sau khi diễn ra một loạt những phản ứng, các tác nhân gây hại sẽ bị tiêu diệt. Đối với một số tác nhân cụ thể, các tế bào miễn dịch có khả năng ghi nhớ, để lần sau nếu tiếp xúc, cơ thể có thể phản ứng với chúng ngay lập tức, tiêu diệt nhanh hơn.
Sức đề kháng là hàng rào bảo vệ cơ thể trẻ trước các tác nhân gây hại
II - Tại sao trẻ em cần tăng cường sức đề kháng?
1. Sức đề kháng ở trẻ em dễ bị quá tải khi gặp nhiều tác nhân cùng một lúc
Ở trẻ em, sức đề kháng cũng hoạt động theo các cơ chế như trên. Nhưng do chưa được tiếp xúc và ghi nhớ quá nhiều tác nhân như người lớn, sức đề kháng ở trẻ em đôi khi bị quá tải và giảm sút nếu trẻ gặp nhiều tác nhân cùng một lúc.
2. Chức năng của các tế bào miễn dịch chưa hoàn thiện
Chức năng của các tế bào miễn dịch ở trẻ còn chưa hoàn thiện, vì vậy nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng ở trẻ em bao giờ cũng cao hơn người lớn.
3. Tần suất mắc bệnh và mức độ nghiêm trọng thường cao hơn người lớn
Trẻ thường hay mắc nhất là những bệnh viêm nhiễm đường hô hấp và thường tái đi tái lại nhiều lần trong năm. Khi mắc bệnh, trẻ có biểu hiện suy giảm sức khỏe rõ rệt, chán ăn, sụt cân…Tăng cường sức đề kháng cho trẻ là cách tốt nhất để phòng ngừa và tránh tái phát những bệnh do tác nhân tấn công từ bên ngoài.
Trẻ thường xuyên mắc các bệnh về hô hấp do có sức đề kháng yếu
III - Những điều bố mẹ cần lưu ý khi tăng sức đề kháng cho bé
1. Thời điểm nên chú trọng tăng sức đề kháng cho bé
Mặc dù tăng sức đề kháng cho bé là việc nên được bố mẹ ưu tiên hàng đầu và nên thực hiện ngay cả khi trẻ vẫn đang khỏe mạnh. Nhưng nhiều bố mẹ vẫn khá chủ quan. Những thời điểm sau đây là những thời điểm trẻ cần được tăng cường sức đề kháng nhiều hơn. Bố mẹ nhất định không được bỏ qua.
Trẻ bắt đầu ăn dặm
Trẻ bước vào giai đoạn đi lớp
Trẻ có dấu hiệu suy giảm sức đề kháng
Trẻ vừa ốm dậy
Trẻ bắt đầu giai đoạn dậy thì
>> Xem thêm: Khi nào cần tăng đề kháng cho bé?
2. Phương pháp tăng sức đề kháng cho trẻ
Bố mẹ nên áp dụng đồng thời các phương pháp sau để tăng sức đề kháng cho trẻ:
Xây dựng chế độ ăn tăng cường sức đề kháng: Chế độ ăn của trẻ nên đảm bảo cân đối các nhóm chất dinh dưỡng. Trong đó có một số loại dưỡng chất giúp tăng sức đề kháng hiệu quả bố mẹ cần đặc biệt lưu ý: Kẽm, vitamin C, vitamin D, A, E, lợi khuẩn…
Nước ép cam chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng
Thực hiện các thói quen lành mạnh: Uống đủ nước, vận động thể dục thể thao, Ngủ đúng giờ, đủ giấc, hạn chế ăn vặt (bánh kẹo ngọt, thức ăn nhanh…)
Bổ sung các sản phẩm chuyên biệt giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ: Do chế độ ăn thường không cung cấp được hết những vi chất cần thiết cho hệ miễn dịch, cần phải bổ sung cho trẻ từ những sản phẩm đặc biệt, chẳng hạn như Siro chứa kẽm giúp tăng đề kháng Fitolabs ZinC.
3. Cách bổ sung Kẽm đúng cách giúp tăng sức đề kháng
Kẽm là vi chất quan trọng có tác dụng kích thích tổng hợp và tăng cường chức năng của các tế bào miễn dịch như tế bào B, tế bào T. Ngoài ra kẽm còn kích thích vị giác, giúp trẻ ăn ngon miệng, hấp thu được đa dạng chất dinh dưỡng để cơ thể luôn khỏe mạnh.
Siro bổ sung kẽm cho bé Fitolabs ZinC là sản phẩm được nhiều chuyên gia khuyên dùng nhất hiện nay.
Siro bổ sung kẽm Fitolabs ZinC cho bé
5 ưu điểm vượt trội của sản phẩm:
Sản phẩm chứa kẽm hữu cơ dễ hấp thu, không gây táo bón cho trẻ
Ngoài kẽm, sản phẩm còn bổ sung Magie, Lysine giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, tăng khả năng tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng
Sản phẩm có liều lượng vừa đủ, an toàn cho trẻ nhỏ
Vị thơm ngon dễ uống, đảm bảo bé nào cũng thích mê ly
Sản xuất dưới dạng Siro ống 10ml dễ sử dụng, bảo quản
Liều lượng của sản phẩm kẽm cho bé Fitolabs ZinC được chuyên gia khuyến cáo như sau:
Trẻ em từ 6 tháng - 3 tuổi: Uống 10ml/ngày (tương đương 1 ống/ngày)
Trẻ em từ 3 - 8 tuổi: uống 10-20ml/ngày (tương đương 1-2 ống/ngày)
Trẻ em trên 8 tuổi và người lớn: uống 20-30ml/ngày (tương đương 2-3 ống/ngày)
Khi bổ sung kẽm cho trẻ, nên hạn chế dùng cùng những thực phẩm sau: Ngũ cốc nguyên cám, Thực phẩm nhiều chất xơ, Thực phẩm chứa phospho như sữa hoặc thịt gia cầm, Bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt. Vì chúng có thể làm giảm hấp thu Kẽm.
Có thể cho trẻ bổ sung thêm vitamin C từ thực phẩm hoặc thực phẩm bổ sung để tăng cường hấp thu kẽm.
Sản phẩm Fitolabs ZinC hiện có bán tại hệ thống nhà thuốc nhiều tỉnh thành và có hỗ trợ giao hàng online toàn quốc. Bố mẹ vui lòng liên hệ với chuyên gia của Fitolabs Baby theo Hotline 0928138111 để được tư vấn về sức khỏe của trẻ và hướng dẫn cách đặt hàng nhanh nhất.