Viêm dạ dày ở trẻ em có nguy hiểm không? | Fitolabs
Cứ mỗi tháng, bệnh viện Nhi Trung ương lại tiếp nhận hơn 300 ca bệnh viêm dạ dày ở trẻ dưới 12 tuổi. Đối với trẻ em, tình trạng này xảy ra không nhiều nhưng hiện nay đang có xu hướng tăng dần, đó là điều rất đáng lo ngại. "Viêm dạ dày ở trẻ em có nguy hiểm không" là vấn đề mà rất nhiều bố mẹ quan tâm. Cùng theo dõi thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.
I- Nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày trẻ em
Viêm dạ dày là tình trạng xung huyết, sưng, nóng, đỏ ở một hoặc nhiều vị trí tại niêm mạc dạ dày, có thể có loét hoặc không. Nguyên nhân gây viêm dạ dày ở trẻ đa phần là do nhiễm vi khuẩn, virus. Trong đó, vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là tác nhân chủ yếu. Ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác như: Bé bị nhiễm Cytomegalo virus, Herpes, nấm Candida Albicans, trào ngược mật…
Viêm dạ dày nguyên nhân do vi khuẩn HP (Helicobacter pylori)
Một số trường hợp bé bị viêm dạ dày do tự miễn: Sự rối loạn hệ miễn dịch gây ra phản ứng viêm tự phát trong cơ thể.
Dù là tác nhân từ bên ngoài hay bên trong cơ thể, kết quả chung là niêm mạc dạ dày của bé bị tổn thương, viêm sưng, có thể có loét và cần được điều trị càng sớm càng tốt.
II - Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm dạ dày
Viêm dạ dày ở trẻ em có thể diễn biến âm ỷ, cũng có thể tạo thành những đợt cấp tính khiến trẻ phải nhập viện. Bố mẹ nên theo dõi những biểu hiện sớm ở trẻ để có biện pháp xử trí phù hợp. Một số triệu chứng thường gặp ở trẻ bị viêm dạ dày là:
Đau thượng vị: Đau vùng trên rốn, dưới xương ức
Ợ hơi, ợ chua
Thức giấc vào ban đêm
Buồn nôn, nôn không rõ nguyên nhân
Biếng ăn, mệt mỏi
Xuất huyết tiêu hóa: Đi ngoài phân đen, nát, mùi thối khắm
Thiếu máu thiếu sắt: Trẻ có biểu hiện da xanh, niêm mạc nhợt
Trẻ bị viêm dạ dày có dấu hiệu chán ăn, mệt mỏi, đau thượng vị....
III - Viêm dạ dày ở trẻ em có nguy hiểm không
Viêm dạ dày ở trẻ em nếu được phát hiện sớm có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Nhưng nếu bố mẹ chủ quan không tìm cách điều trị sớm cho trẻ có thể dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng như:
Vết tổn thương do viêm dạ dày có thể bị trợt loét, gây chảy máu, mất máu kéo dài hoặc mất máu cấp gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ
Trẻ bị suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể
Loét dạ dày có thể dẫn đến biến chứng hẹp môn vị, thức ăn không thể đi xuống ruột mà đầy ứ tại dạ dày gây khó chịu cho trẻ
Thủng dạ dày: Gây đau dữ dội, đột ngột, nếu không cấp cứu kịp thời có thể gây viêm phúc mạc dễ dẫn đến tử vong.
Ung thư dạ dày: Là biến chứng nguy hiểm nhất của viêm dạ dày, tỉ lệ tử vong rất cao
Viêm dạ dày có nguy cơ biến chứng thành ung thư dạ dày nếu không được điều trị
Để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm trên, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám khi có các dấu hiệu bất thường để được các bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
IV - Cách điều trị viêm dạ dày ở trẻ em
Thông thường, trước khi đưa ra phác đồ điều trị, các bác sĩ cần chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây viêm dạ dày ở trẻ. Đầu tiên, cần xác định xem trẻ có bị nhiễm vi khuẩn HP hay không. Một số xét nghiệm có thể được thực hiện là:
Biện pháp xâm lấn: Nội soi, lấy mô sinh thiết, sau đó làm các xét nghiệm mô học, urease test, nuôi cấy, PCR
Biện pháp không xâm lấn: Test hơi thở, Tìm kháng nguyên HP trong phân, Tìm kháng thể IgG chuyên biệt trong máu
Nếu trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP, phác đồ thông thường sẽ bao gồm:
Kháng sinh: Amoxicillin, Clarithromycin, Metronidazol
Giảm acid dạ dày: PPI - Ức chế bơm proton (Omeprazol, Esomeprazol), Kháng Histamin H2 (cimetidin, famotidin, ranitidin)
Bảo vệ niêm mạc dạ dày: Bismuth
Nếu trẻ không bị nhiễm vi khuẩn HP, các bác sĩ có thể kê cho trẻ thuốc giảm viêm, thuốc giảm tiết acid dạ dày, kết hợp với phương pháp chăm sóc phù hợp.
V - Cách chăm sóc trẻ bị viêm dạ dày tại nhà
Bố mẹ có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây để cải thiện tình trạng viêm dạ dày ở trẻ:
Đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ
Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ
Cho trẻ ăn thức ăn mềm và dễ tiêu hóa
Tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ
Ăn uống đúng giờ giấc
Hạn chế dùng các thuốc kích thích niêm mạc dạ dày: NSAID, Corticoid
Cho trẻ sử dụng sản phẩm bảo vệ dạ dày từ thảo dược giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm dạ dày ở trẻ một cách an toàn - hiệu quả
Nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa khi bị viêm dạ dày
VI - Siro bảo vệ dạ dày từ thảo dược Fitolabs Gastic - hỗ trợ nhanh chóng tình trạng viêm dạ dày ở trẻ em
Siro bảo vệ dạ dày Fitolabs Gastic là sản phẩm chuyên biệt dành cho trẻ em. Hiện nay trên thị trường chưa có sản phẩm nào khác bảo vệ dạ dày dành riêng cho trẻ.
Fitolabs Gastic được bào chế từ các thảo dược chuẩn hóa, có hiệu quả cao trong việc bảo vệ dạ dày như: Nano Curcumin, Mật ong, Cao dạ cẩm, Cao khổ sâm, Cao cỏ lào, Cao cam thảo.
Siro bảo vệ dạ dày từ thảo dược Fitolabs Gastic giúp hỗ trợ điều trị viêm dạ dày ở trẻ
Sản phẩm hỗ trợ trung hòa acid dạ dày và bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp giảm nhanh chóng các triệu chứng của viêm dạ dày ở trẻ như: Ợ hơi, ợ chua, đau thượng vị, buồn nôn, nôn.
5 lý do khiến Fitolabs Gastic trở thành lựa chọn hàng đầu của các chuyên gia Nhi khoa:
Hiệu quả nhanh chóng sau 1-2 ngày sử dụng
Sử dụng thảo dược chuẩn hóa an toàn tuyệt đối cho trẻ nhỏ
Có thể dùng kéo dài mà không gây ra tác dụng phụ
Vị thơm ngon dễ uống, mọi trẻ đều dùng được
Dạng gói tiện dụng, có thể mang theo khi trẻ đi học, đi chơi
Để phòng tránh viêm dạ dày ở trẻ em chuyển biến nặng, bố mẹ nên cho trẻ sử dụng Fitolabs Gastic từ sớm, kết hợp với cách chăm sóc phù hợp. Nếu cần tư vấn cụ thể về tình trạng sức khỏe của bé, bố mẹ vui lòng liên hệ Hotline 0928138111 để được các chuyên gia của Fitolabs Baby hỗ trợ nhé.