Tại sao trẻ ngủ không sâu giấc, hay giật mình?
Ngủ không sâu giấc,hay giật mình khiến không ít các cặp cha mẹ lo lắng, buồn phiền. Tình trạng này nếu không được giải quyết sớm sẽ gây ra nhiều hệ lụy tới thể chất và tình thần. Vì vậy cha mẹ cần sớm tìm ra nguyên nhân và nhanh chóng khắc phục để bé có giấc ngủ sâu.
I - Ngủ không sâu giấc hay giật mình có nguy hiểm không?
Một giấc ngủ sẽ giúp trẻ sắp xếp lại những thông tin tiếp cận trong ngày, tăng sản xuất các hormon chuyển hóa, hormon tăng trưởng chiều cao và tích lũy năng lượng. Khi trẻ ngủ, tế bào não phát triển nhiều nhất, trong 30 ngày sau sinh các tế bào não đạt tới 80% so với lúc 3 tháng tuổi và não bộ trẻ lúc 3 tuổi đạt 80% tế bào não lúc trưởng thành.
Ngủ sâu giấc giúp trẻ phát triển chiều cao tối đa
Đối với trẻ sơ sinh, trẻ chỉ có nhu cầu ăn và ngủ. Để trẻ phát triển toàn diện, ngủ đủ và sâu giấc là vô cùng quan trọng. Một số trẻ khó đi vào giấc ngủ, hay cáu gắt, vặn mình trong những năm tháng đầu đời là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên nếu do nguyên nhân khác mà không được điều chỉnh kịp thời sẽ gây tác động tiêu cực tới trí tuệ, cảm xúc, hành vi, chất lượng cuộc sống của cả trẻ và gia đình.
II - Tại sao trẻ ngủ không sâu giấc, hay giật mình?
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ ngủ không ngon, hay quấy khóc giật mình, bao gồm: Nguyên nhân sinh lý, nguyên nhân bệnh lý và yếu tố môi trường, thói quen sinh hoạt .
1. Do sinh lý:
Trẻ bú/ăn quá no hoặc quá đói, trẻ sốt, mọc răng, tập bò, lẫy, đứng, đi,… cũng khiến trẻ ngủ không sâu giấc, ngủ hay giật mình, quấy khóc.
2. Do bệnh lý:
Thiếu vi chất: vitamin D, canxi, kẽm, magie,… là những vi chất góp phần tạo nên chất lượng giấc ngủ. Việc cung cấp không đủ nhu cầu một trong những vi chất trên khiến trẻ hay cáu gắt, vặn mình và ngủ không sâu giấc về đêm.
Các bệnh nội khoa như trào ngược dạ dày thực quản, viêm tai giữa… cũng gây ra chứng rối loạn giấc ngủ.
Bệnh về đường hô hấp trên như viêm họng, viêm mũi, viêm phế quản,… làm trẻ khò khè, nghẹt mũi từ đó làm trẻ khó ngủ, ngủ không sâu giấc và hay giật mình.
Mụn nhọt, rôm sẩy, chàm sữa, côn trùng hay muỗi đốt cũng khiến trẻ khó chịu, khó đi vào giấc ngủ, nếu ngủ thì ngủ không ngon, ngọ nguậy và dễ tỉnh giấc.
3. Do môi trường và thói quen sinh hoạt:
Quá ồn ào, không sạch sẽ và thay đổi môi trường thường xuyên cũng khiến trẻ cảm thấy không an toàn nên khó ngủ, hay vặn mình, quấy khóc.
Ánh sáng là yếu tố khiến cơ thể giảm sản xuất melatonin – hormon giúp điều hòa nhịp sinh học thức – ngủ. Do đó, nơi ngủ quá nhiều ánh sáng hoặc trẻ tiếp xúc chủ động/thụ động với dụng cụ phát ra ánh sáng như điện thoại, ipad, tivi, máy tính trước khi đi ngủ làm giảm thời gian ngủ, giảm chất lượng giấc ngủ.
Ánh sáng từ thiết bị thông minh khiến trẻ khó ngủ, ngủ không sâu giấc
Lịch sinh hoạt thất thường chưa khoa học, ngày ngủ quá nhiều hoặc hôm ngủ sớm hôm ngủ muộn khiến trẻ bị rối loạn giấc ngủ.
Bỉm tã bẩn hoặc ướt, mẹ chưa thay kịp thời, giường đệm chưa được vệ sinh sạch cũng khiến trẻ khó chịu từ đó khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
III - Làm gì để cải thiện tình trạng trẻ ngủ không sâu giấc, hay giật mình?
- Một thói quen ngủ tốt theo nếp sinh hoạt bằng cách cho bé ngủ vào một giờ cố định, phân biệt ngày và đêm, thói quen ăn theo cữ vừa đủ vào thời gian thích hợp trước khi đi ngủ giúp trẻ dễ ngủ, hạn chế tình trạng giật mình, quấy khóc
- Ban ngày, mẹ không nên để phòng quá sáng, ban đêm để phòng tối hoặc ánh sáng dịu nhẹ, đảm bảo yên tĩnh tránh xa các thiết bị phát ánh sáng để giấc ngủ được đảm bảo, trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn.
- Nếu nghi ngờ trẻ khó ngủ, ngủ không sâu giấc do bệnh lý mẹ cần xác định được đúng nguyên nhân gây bệnh từ đó có hướng xử trí kịp thời tránh ảnh hưởng tới sức khỏe và tình thần của trẻ.
Ngoài các biện pháp trên, mẹ cần chú ý bổ sung các vi chất thiết yếu từ thực phẩm. Hiện nay, bên cạnh bổ sung vi chất thông qua khẩu phần ăn, các mẹ có xu hướng cung cấp các vi chất từ chế phẩm bổ sung chứa thảo dược chuẩn hóa và kèm vi chất kẽm, lysin. Đây là những chất giúp kích thích trẻ ăn ngon, tiêu hóa tốt hơn đồng thời tăng cường sức đề kháng và hạn chế một số bệnh lý ở trẻ.
Hiện nay trên thị trường có nhiều chế phẩm bổ sung vi chất giúp cải thiện tình trạng biếng ăn khó ngủ mà không thể không kể đến Cốm ăn ngủ ngon Fitolabs BioZym. Cốm ăn ngủ ngon Fitolabs BioZym được sản xuất từ nhà máy Dược phẩm đạt chuẩn GMP và được bán tại các nhà thuốc uy tín trên toàn quốc.
Sản phẩm Fitolabs BioZym được ThS. BS Đinh Ngọc Hoa - BV ĐK Xanh Pôn, Hà Nội khuyên dùng. Ngoài ra, sản phẩm còn nhận được nhiều đánh giá tích cực từ các dược sĩ nhà thuốc trên toàn quốc.
Cốm ăn ngủ ngon Fitolabs Biozym được Ths.Bs Đinh Ngọc Hoa - BS chuyên khoa Nhi khuyên dùng
Đặc biệt, cốm ăn ngủ ngon Fitolabs BioZym là sản phẩm ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT trên thị trường gồm 2 gói cốm. Gói uống buổi sáng cung cấp thành phần quan trọng như Kẽm, Lysin giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, kích thích tiêu hóa đồng thời tăng hấp thu giúp trẻ ăn ngon. Gói ngủ ngon là sự kết hợp các thành phần thảo dược quý: Lạc tiên, tâm sen, hoàng kỳ có tác dụng an thần và an toàn cho trẻ. Gói ngủ ngon dùng vào buổi tối, trước giờ đi ngủ 1-2 h giúp mang đến cho bé giấc ngủ ngon, sâu giấc tự nhiên. Sự kết hợp độc đáo và mang lại hiệu quả cao mà không có bất cứ sản phẩm nào trên thị trường có được.
Để được tư vấn và giải đáp những thắc mắc, vui lòng gọi đến HOTLINE 0928.138.111 ngay hôm nay các mẹ nhé.
Tham vấn y khoa: Đội ngũ Bác sĩ, Dược sĩ Fitolabs