Con Ngủ Không Sâu Giấc, Hay Giật Mình Có Phải Do Thiếu Vitamin D3+K2
Trẻ ngủ không sâu giấc, trẻ hay giật mình, quấy khóc là tình trạng thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ mà còn là vấn đề khiến nhiều ba mẹ lo lắng, mệt mỏi. Vậy nguyên nhân gì khiến con ngủ không sâu giấc, hay giật mình, có phải thiếu vitamin D3K2 là lý do chính gây ra tình trạng này ở trẻ không? Hãy cùng Fitolabs tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!
I. Trẻ ngủ không sâu giấc có nguy hiểm không?
Đối với trẻ sơ sinh, giấc ngủ là khoảng thời gian hoạt động chính của não bộ. Nghiên cứu cho thấy trong giấc ngủ sâu, các tế bào não phát triển một cách nhanh chóng, tăng gấp đôi trong năm đầu tiên và có thể đạt khoảng 80% kích thước não của người trưởng thành khi trẻ được 3 tuổi và gần 90% khi trẻ được 5 tuổi. Do đó, ngủ đủ giấc trong những năm tháng đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ. Hơn nữa, thông qua giấc ngủ, trẻ sơ sinh xử lý, sắp xếp và tập thích nghi với môi trường mới, bên ngoài tử cung của mẹ. Đây còn là thời điểm cơ thể trẻ tăng cường sản xuất các hormone liên quan đến sự chuyển hóa và tích lũy năng lượng, giúp cơ thể phát triển về mặt thể chất.
Thông thường, trẻ sơ sinh dành khoảng 16-18 giờ/ngày để ngủ và ngủ thành từng giấc ngắn khoảng 1-2 giờ/giấc. Khoảng thời gian ngủ sẽ giảm xuống còn khoảng 14 giờ/ngày khi trẻ được 1 tháng tuổi. Tuy nhiên, một số trẻ sơ sinh giật mình thường xuyên ngủ không sâu giấc, dễ bị thức giấc khi nghe thấy tiếng động, thậm chí là là tiếng động rất nhỏ khiến trẻ khó chịu, bứt rứt, quấy khóc nhiều. Tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, hành vi và cảm xúc của trẻ sau này.
II. Nguyên nhân trẻ ngủ không sâu giấc, hay giật mình
1. Nguyên nhân sinh lý
Giấc ngủ được chia thành 2 hình thức chính: giấc ngủ cử động mắt nhanh (REM- rapid eye movement) và giấc ngủ không cử động mắt nhanh (Non-REM- Non-rapid eye movement). Trẻ sơ sinh dành 50% thời gian ngủ ở giấc ngủ REM. Lúc này, các tế bào não bộ và các cơ quan hô hấp tăng cường hoạt động khiến nhịp thở và nhịp tim của trẻ nhanh hơn bình thường. Do đó, trong khoảng thời gian này, trẻ rất dễ bị đánh thức khi bị tác động từ bên ngoài.
Ngoài ra, chu kỳ ngủ của trẻ sơ sinh ngắn, có thể chỉ kéo dài khoảng 50 phút nên bố mẹ sẽ thấy trẻ dễ bị thức và thức giấc thường xuyên hơn.
2. Trẻ khó ngủ do nguyên nhân bệnh lý
Bất kỳ tổn thương thực thể nào cũng đều ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Do đó, trẻ khó ngủ có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như:
2.1. Nhiễm khuẩn đường hô hấp
Viêm hô hấp trên, viêm phổi, viêm phế quản,… là các bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ sơ sinh. Ở độ tuổi này, sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ chưa được phát triển toàn diện do đó, trẻ dễ nhiễm bệnh khi bị các tác nhân gây bệnh tấn công, phổ biến là vi khuẩn. Đối với các trường hợp trẻ khó ngủ do nhiễm khuẩn đường hô hấp, trẻ sẽ có các biểu hiện đi kèm như thở khò khè, khó thở, quấy khóc bất thường,…
2.2. Béo phì
Một số trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng thừa cân, béo phì dẫn đến phì đại đường thở, khiến việc hô hấp trở nên khó khăn. Lúc này, trẻ sẽ có biểu hiện thở bằng miệng do khó thở, khó ngủ, dễ thức giấc và hay quấy khóc vào ban đêm.
2.3. Các bệnh lý khác
Còi xương, viêm tai giữa, trào ngược dạ dày, các vấn đề về thần kinh,…
2.4. Thiếu vitamin D3, K2
Trường hợp trẻ không mắc các bệnh lý trên thì rất có thể trẻ đang bị thiếu hụt vitamin D3 và K2. Thiếu vitamin D3K2 làm giảm khả năng hấp thu canxi, trẻ bị thiếu canxi gây ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi chất của hệ thần kinh trung ương, dẫn đến tình trạng vỏ não liên tục trong trạng thái hưng phấn, kích thích khiến bé không thể ngủ được. Lúc này ba mẹ cần bổ sung vitamin D3, K2 cho trẻ theo liều khuyến cáo.
3. Vai trò của vitamin D3 và K2 đối với giấc ngủ của trẻ
3.1. Vai trò điều hòa giấc ngủ của Canxi
Canxi có vai trò điều hòa giấc ngủ của bé bằng cách điều tiết sự cân bằng giữa trạng thái hưng phấn và ức chế của vỏ não. Nếu cơ thể bé bị thiếu canxi, hoạt động trao đổi chất của hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng vỏ não liên tục trong trạng thái hưng phấn, khiến bé không ngủ được.
Thiếu canxi còn gây ra tình trạng còi xương. Lúc này, cơ thể sẽ rút canxi từ xương ra, khiến bé có cảm giác khó chịu như bị kiến bò. Tình trạng này diễn ra mạnh mẽ về đêm, bé sẽ càng quấy khóc, khó ngủ trầm trọng.
Như vậy, thiếu canxi là "thủ phạm" chính khiến trẻ khó ngủ, hay giật mình, trẻ ngủ không sâu giấc. Tuy nhiên, sẽ thật sai lầm nếu ba mẹ vội vàng bổ sung canxi cho con mà quên mất đi nhiệm vụ "dẫn đường" của vitamin D3, K2.
3.2. Bộ đôi vi chất vitamin D3, K2 giúp vận chuyển tối đa canxi tới xương
• Vitamin D3 giúp hấp thu canxi từ ruột vào máu
• Vitamin K2 kết hợp cùng vitamin D3, giúp hoạt hóa Osteocalcin, vận chuyển canxi từ máu vào xương.
Bổ sung vitamin D3 và vitamin K2, hỗ trợ hấp thu canxi hiệu quả, hỗ trợ cải thiện mật độ xương, hỗ trợ cho hệ xương và răng chắc khỏe. Từ đó, giúp canxi được vận chuyển đến đúng đích là xương, giảm tình trạng khóc đêm, ngủ không sâu giấc.4. Cách bổ sung vitamin D3K2 để cải thiện giấc ngủ của trẻ
4.1. Liều lượng bổ sung
Cũng như các chất dinh dưỡng khác, hàm lượng vitamin D3 và K2 cần bổ sung phải phù hợp với nhu cầu theo từng giai đoạn phát triển và tình trạng của trẻ.
Lượng vitamin D cần bổ sung hằng ngày là 400 IU/ngày cho tất cả các đối tượng bao gồm trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên, bắt đầu từ khi trẻ vừa chào đời.
Tuy nhiên trên một số đối tượng, lượng vitamin cần bổ sung nhiều hơn so với những trẻ khác:
- Trẻ ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
- Trẻ có làn da sẫm màu
- Trẻ thiếu hụt vitamin D
- Đối với những đối tượng trên, lượng vitamin D cần bổ sung có thể lên tới 800 IU/ngày hoặc 1000 - 2000 IU/ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Lượng vitamin K2 cần bổ sung cho trẻ cũng phụ thuộc vào từng độ tuổi. Thông thường:
- Trẻ dưới 1 tuổi: khoảng 6 - 9 mcg/ngày (Theo thông tư số 43/2014/TT-BYT của Bộ Y tế).
- Trẻ trên 1 tuổi: dao động từ 30 - 75 mcg/ngày
- Tuy nhiên lượng vitamin K2 có thể được điều chỉnh bởi bác sĩ theo nhu cầu của trẻ.
>> Xem thêm: Hướng dẫn bổ sung D3K2 cho trẻ đúng cách
4.2. Nguồn bổ sung vitamin D3+K2 từ tự nhiên
- Các loại cá nhiều dầu: Cá hồi, cá mòi, cá trích, cá thu
- Thịt đỏ
- Gan
- Lòng đỏ trứng
- Sữa
4.3. Các sản phẩm bổ sung vitamin D3K2 cho trẻ
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại sản phẩm bổ sung vitamin D3K2 cho bé. Ba mẹ cần lựa chọn một sản phẩm bổ sung vitamin D3K2 vừa an toàn, hiệu quả, vừa tiện dùng.
Fitolabs D3K2 đang là lựa chọn hàng đầu của hàng triệu mẹ Việt hiện nay. Với nguyên liệu tinh khiết được nhập khẩu từ châu Âu. Thiết kế dạng nhỏ giọt, chia liều chính xác, an toàn, không gây quá liều khi sử dụng.
Với ưu điểm:
- Dạng nhỏ giọt, chia liều chính xác
- Chỉ 1 giọt sản phẩm đủ chứa vitamin D3 400IU và vitamin K2 (MK-7) 36,8 mcg, cung cấp cho nhu cầu 1 ngày của bé
- An toàn tuyệt đối cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
>> Xem thêm sản phẩm Tại đây.
Hi vọng qua bài viết trên, Fitolabs đã giúp các ba mẹ trả lời câu hỏi Con ngủ không sâu giấc, hay giật mình có phải do thiếu vitamin D3K2? Qua đó ba mẹ biết cách bổ sung vitamin D3K2 cho con. Tham khảo những bài viết khác của website chúng tôi để cập nhật thêm những thông tin bổ ích. Để được tư vấn thêm về tình trạng sức khỏe của bé, vui lòng liên hệ với chuyên gia của Fitolabs theo Hotline 0928.138.111.