Các biện pháp điều trị trẻ chậm phát triển trí tuệ - Cha mẹ chớ bỏ qua! | Fitolabs
Cha mẹ nào cũng mong con được phát triển khỏe mạnh, bình thường. Tuy nhiên có một số trường hợp trẻ không may gặp phải tình trạng chậm phát triển trí tuệ. Bố mẹ nên bình tĩnh tìm ra các biện pháp điều trị trẻ chậm phát triển trí tuệ để khắc phục cho trẻ. Cùng tìm hiểu một số biện pháp qua bài viết sau.
I - Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển trí tuệ
Chậm phát triển trí tuệ là biểu hiện của sự khiếm khuyết trong quá trình phát triển trí não của trẻ. Trẻ bị chậm phát triển trí tuệ có biểu hiện khó khăn trong việc giao tiếp, sinh hoạt, học tập thường ngày. Chẳng hạn:
Trẻ chậm nói, nói ú ớ không rõ câu chữ
Trẻ không hiểu được nội dung đơn giản mà người khác nói
Khó khăn trong việc tự tắm rửa, thay quần áo, vệ sinh cá nhân
Trẻ kém ghi nhớ, ngay cả sự việc vừa diễn ra
Trẻ khó tiếp thu kiến thức cơ bản như trẻ cùng trang lứa
Trẻ có những hành vi bất thường, khó kiểm soát
Khi trẻ có những dấu hiệu trên, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện, khoa thần kinh, để khám và tìm ra nguyên nhân chính xác.
II - Nguyên nhân thường gặp khiến trẻ chậm phát triển trí tuệ
Chậm phát triển trí tuệ có thể do nhiều yếu tố tác động, trong đó, những nguyên nhân thường gặp nhất được các bác sĩ thống kê như sau:
1. Do Gen di truyền
Bố mẹ, ông bà, nếu gặp phải những bất thường về thần kinh thì có thể con cháu cũng sẽ gặp phải những bất thường tương tự. Từ đó dẫn đến việc trẻ kém nhận thức và chậm giao tiếp, khó kiểm soát hành vi.
Một số bệnh rối loạn chuyển hóa ở bố mẹ chẳng hạn như Phenylceton niệu cũng có thể dẫn tới những bất thường bẩm sinh ở não bộ của trẻ.
2. Do các vấn đề trong thai kỳ
Giai đoạn bào thai rất quan trọng đối với sự hình thành não bộ và hệ thần kinh của trẻ. Những vấn đề thường gặp trong thai kỳ có thể khiến trẻ bị chậm phát triển trí tuệ là:
Mẹ có những thói quen xấu: hút thuốc lá, uống rượu bia…khi mang thai
Hít phải khói thuốc lá thụ động một cách thường xuyên
Mẹ bị nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng trong thai kỳ
Mẹ bị cao huyết áp nhưng không được điều trị bằng thuốc dẫn đến lưu lượng máu đến thai nhi bị ảnh hưởng, não bộ của trẻ không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng để phát triển
Việc mẹ dùng một số thuốc một cách bừa bãi cũng khiến trẻ bị ảnh hưởng trong giai đoạn bào thai
3. Do trẻ bị mắc bệnh về não hoặc chấn thương
Các bệnh viêm não do vi khuẩn, virus rất nguy hiểm, gây tỉ lệ tử vong cao. Những trẻ may mắn sống sót thường bị tổn thương không hồi phục ở não dẫn đến chậm phát triển trí tuệ.
Trong quá trình phát triển, nếu không may trẻ bị ngã đập đầu, cũng có thể gây chấn thương sọ não, tổn thương não.
4. Do tổn thương tâm lý
Nếu trẻ phải chịu cú sốc lớn, hoặc bị bạo hành, rất có thể sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ. Trẻ sẽ phát triển tốt nhất khi được sống trong môi trường lành mạnh, giàu tình yêu thương của cha mẹ.
5. Do chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng quá thiếu chất, có thể dẫn đến sự thiếu hụt các vi chất quan trọng cần cho sự phát triển của não bộ. Chẳng hạn như các loại acid béo Omega 3 (DHA, EPA, ALA),.. Việc thiếu hụt chất dinh dưỡng khiến cho sức đề kháng của trẻ bị suy giảm, dễ mắc bệnh do vi khuẩn, virus xâm nhập. Trong đó có những loại virus, vi khuẩn gây tổn thương não bộ.
III - Các biện pháp điều trị cho trẻ chậm phát triển trí tuệ
Trẻ chậm phát triển trí tuệ có chữa được không là điều mà bố mẹ luôn băn khoăn nhất. Thực tế, trẻ chậm phát triển trí tuệ rất khó điều trị dứt điểm. Nhưng bằng những phương pháp can thiệp đúng cách, trẻ có thể sống và sinh hoạt một cách bình thường như những trẻ khác.
1. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Não bộ của trẻ cần rất nhiều năng lượng và vi chất để hoạt động. Chế độ ăn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng chủ yếu đối với trẻ. Bố mẹ nên cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là những thực phẩm giàu omega 3, omega 6 và vitamin A, vitamin E… Vì những chất này góp phần tăng cường trí não rất tốt.
Theo các nghiên cứu, DHA là một acid béo trong nhóm Omega 3 có vai trò chính đối với sự phát triển trí não của trẻ. Theo kết quả nghiên cứu, mỗi đơn vị tăng DHA trong huyết tương, tỉ lệ chậm phát triển trí tuệ giảm 74%. Đây là một tín hiệu đáng để hy vọng khi bổ sung DHA cho trẻ có khả năng cải thiện tình trạng chậm phát triển trí tuệ.
Fitolabs DHA Xtra là sản phẩm DHA nhỏ giọt đang được các chuyên gia tin tưởng khuyên dùng.
DHA nhập khẩu từ Đan Mạch với chất lượng tốt nhất
Hàm lượng DHA cao, dễ hấp thu, giúp trẻ cải thiện trí não
Vị cam thơm ngon bé dễ dàng hợp tác
Dạng nhỏ giọt tiện dùng
Fitolabs DHA Xtra hiện có bán tại các nhà thuốc và các kênh Online như Shopee, Tiki chính hãng của nhãn hàng.
2. Biện pháp giáo dục hiệu quả
Trẻ chậm phát triển trí tuệ thường khó tập trung, trí nhớ kém, khó tiếp thu kiến thức mới. Vì vậy trẻ sẽ rất khó khăn trong việc học tập.
Bố mẹ phải thực sự kiên trì, dạy dỗ trẻ bằng sự kiên nhẫn và tình yêu thương. Tùy vào mức độ nhận thức và khả năng thực hiện hành vi của trẻ, bố mẹ có thể dạy trẻ những hoạt động sinh hoạt thường ngày.
Nếu trẻ làm tốt, hãy khen ngợi, khích lệ trẻ
Nếu trẻ chưa làm được, chớ quát mắng trẻ, hãy bình tĩnh và kiên nhẫn giúp trẻ tập dần
Ngoài ra bố mẹ nên trò chuyện, cho trẻ xem tranh, ca nhạc và đọc sách cho trẻ để giúp trẻ tăng khả năng nhận thức.
3. Liệu pháp tâm lý
Trẻ chậm phát triển trí tuệ thường hay sợ hãi, lo âu không rõ nguyên nhân. Bố mẹ có thể thường xuyên đưa trẻ đến gặp chuyên gia tư vấn tâm lý để giúp trẻ được điều trị tâm lý kịp thời.
Bố mẹ cũng nên phối hợp với các chuyên gia để thực hiện quá trình điều trị tại nhà cho trẻ.
Dù trẻ sinh ra không được may mắn, nhưng cũng có quyền được yêu thương, chăm sóc trong vòng tay bố mẹ như bao trẻ khác. Bố mẹ dù có buồn lòng nhưng hãy cứ luôn lạc quan cùng con cố gắng trên hành trình tiếp theo nhé.
Để được tư vấn trực tiếp bởi chuyên gia Nhi khoa của Fitolabs, bố mẹ hãy liên hệ ngay tới Hotline 0928138111.