Cha mẹ làm gì khi trẻ ra mồ hôi trộm? | Fitolabs
Trẻ ra mồ hôi trộm là hiện tượng đổ mồ hôi bất thường, không phải do nóng hay hoạt động nhiều. Các mẹ lần đầu nuôi con thường không phân biệt được trẻ ra mồ hôi trộm và ra mồ hôi do trẻ nóng. Vậy làm thế nào để nhận biết trẻ ra mồ hôi trộm và xử trí ra sao khi xảy ra tình trạng này, bố mẹ hãy đọc ngay bài viết sau đây nhé.
1. Mồ hôi trộm là gì?
Về bản chất, mồ hôi trộm có thành phần 90% là nước, ngoài ra là muối khoáng và các chất cặn bã.
Thông thường, cơ thể chúng ta sẽ tiết ra mồ hôi khi nóng, khi hoạt động mạnh, khi nhiệt độ cơ thể tăng cao do sốt. Nhưng khi tất cả những yếu tố trên không xảy ra mà cơ thể vẫn đổ mồ hôi, thì đó chính là mồ hôi trộm.
Tình trạng đổ mồ hôi trộm có thể xảy ra ở bất kỳ ai, nhưng thường gặp nhất vẫn là ở trẻ em. Trẻ hay ra mồ hôi trộm vào ban đêm, có thể nhiều đến mức ướt cả quần áo, chăn, gối. Khi đổ mồ hôi quá nhiều, trẻ dễ bị mất nước và muối khoáng, sẽ rất nguy hiểm nếu không được can thiệp sớm.
2. Nguyên nhân khiến trẻ ra mồ hôi trộm
Mồ hôi trộm ở trẻ có thể chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường vì hoạt động trao đổi chất trong cơ thể trẻ diễn ra mạnh mẽ hơn so với người lớn. Ngoài ra, hệ thống điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của bé còn chưa hoàn chỉnh, tỉ lệ số tuyến mồ hôi so với kích thước cơ thể cũng cao hơn người lớn. Trong trường hợp này, bố mẹ không cần quá lo lắng vì trẻ sẽ cải thiện dần khi lớn hơn.
Nhưng đôi khi, trẻ ra mồ hôi trộm báo hiệu những tình trạng bất thường hoặc bệnh lý nguy hiểm như:
Trẻ hay ra mồ hôi trộm do thiếu vitamin D:
Vitamin D có tác dụng tăng cường một số thụ thể ở não bộ, trong đó có serotonin. Thiếu hụt vitamin D khiến lượng serotonin giảm xuống, dẫn đến việc trẻ ra nhiều mồ hôi trộm ở các vị trí như trán, lòng bàn tay, bàn chân.
Chứng tăng tiết mồ hôi:
Hội chứng này có tên khoa học là Hyperhidrosis. Khi mắc hội chứng tăng tiết mồ hôi này, dù ở trong môi trường mát mẻ, thoáng đãng nhưng trẻ vẫn đổ rất nhiều mồ hôi.
Trẻ bị mắc bệnh tim bẩm sinh:
Các vấn đề về tim khiến cho cơ thể không đủ oxy, trẻ phải thở nhanh hơn, gắng sức hơn. Việc này dẫn đến đổ mồ hôi trộm để giữ cho nhiệt độ cơ thể không bị tăng lên khi gắng sức.
Chứng ngưng thở ở trẻ sinh non:
Trẻ sinh non có nguy cơ gặp tình trạng ngưng thở khi ngủ. Hiện tượng này có thể chỉ kéo dài trong khoảng 20 giây nhưng lại rất nguy hiểm. Trẻ có biểu hiện da tái nhợt, thở khò khè và cơ thể tiết ra rất nhiều mồ hôi trộm.
Trẻ gặp hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS):
Hội chứng này rất hiếm gặp nhưng một khi đã xảy ra thì tỉ lệ tử vong rất cao. Hiện nay chưa rõ nguyên nhân cụ thể nhưng khi gặp hội chứng này, trẻ có thể ra mồ hôi rất nhiều và đột ngột ngừng thở.
3. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ ra mồ hôi trộm
Khi trẻ hay ra mồ hôi trộm, bố mẹ nên quan sát cả những biểu hiện khác ở trẻ. Nếu như trẻ hay khóc thét về đêm, giật mình, khó thở, nên đưa trẻ đi khám để phát hiện những bệnh lý tiềm ẩn và điều trị kịp thời.
Nếu trẻ chỉ ra mồ hôi trộm nhưng vẫn vui chơi bình thường, bố mẹ có thể tham khảo một số biện pháp để cải thiện như sau:
Bổ sung vitamin D
Trẻ thiếu vitamin D có thể dẫn đến tình trạng đổ mồ trộm. Vì thế bố mẹ cần chú ý bổ sung cho bé ngay từ những ngày tháng đầu đời bằng cách cho trẻ tắm nắng hoặc sử dụng thực phẩm bổ sung. Vitamin D có thể được tổng hợp khi da bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Thời điểm thích hợp để bé tắm nắng đó là từ 6-8h sáng vào mùa hè và 7-9h sáng vào mùa đông. Bố mẹ nên cho trẻ tắm nắng khoảng từ 15-20p mỗi ngày trong khoảng thời gian trên.
Với những trẻ ít có điều kiện tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, trẻ có làn da ngăm thường rất hay bị thiếu vitamin D. Bố mẹ có thể bổ sung cho bé qua các sản phẩm cung cấp vitamin D như Vitamin D3K2 của hãng Fitolabs Baby.
Fitolabs D3+K2 được thiết kế dạng nhỏ giọt vô cùng tiện lợi. Sản phẩm cung cấp vitamin D3 nhập khẩu từ Đức và vitamin K2 nhập khẩu từ Italy đảm bảo tinh khiết, hàm lượng phù hợp nhu cầu của bé. Mỗi ngày chỉ cần dùng 1-2 giọt, bé đã có đủ lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể.
Duy trì môi trường ngủ thoáng mát, thoải mái
Bố mẹ nên giữ cho không gian ngủ của bé luôn được thoáng mát bằng cách đảm bảo thông gió trong phòng. Phòng quá kín cũng không tốt cho bé. Không nên quấn bé quá chật. Không mặc quá nhiều quần áo và đắp chăn quá dày cho bé khi ngủ.
Nên ưu tiên lựa chọn quần áo thoáng mát, không quá rộng hay quá chật. Cho trẻ đắp chăn mỏng khi ngủ. Đảm bảo nhiệt độ phòng ở mức vừa phải cho bé.
Cân bằng chế độ dinh dưỡng
Ngoài vitamin D, trẻ cần rất nhiều các loại dưỡng chất khác nhau để phát triển cả về thể chất và trí tuệ. Bố mẹ nên cho trẻ ăn đa dạng các món ăn, hạn chế các món nhiều dầu mỡ, cho trẻ ăn thêm rau xanh và hoa quả, uống nhiều nước. Cơ thể trẻ khỏe mạnh, cân bằng sẽ hạn chế được các tình trạng bất thường như đổ mồ hôi sinh lý, ngủ không sâu giấc…
Nếu trẻ ra nhiều mồ hôi, bố mẹ nên dùng khăn xô lau cho trẻ, tránh để mồ hôi ngấm ngược vào cơ thể gây cảm lạnh cho bé. Ngoài ra nên cho trẻ bú nhiều hơn hoặc cho trẻ uống Oresol để bù nước, điện giải khi ra mồ hôi quá nhiều.
Bài viết trên đây đã giúp bố mẹ có thêm thông tin hữu ích về tình trạng trẻ ra mồ hôi trộm và cách xử trí phù hợp. Nếu cần tư vấn cụ thể hơn về tình trạng của bé, bố mẹ vui lòng liên hệ với chuyên gia của Fitolabs qua Hotline 0928138111 để được giải đáp.