Cách giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh đơn giản tại nhà, mẹ cần thuộc như lòng bàn tay | Fitolabs
Nôn trớ, trớ sữa là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Trừ những trường hợp cấp tính, nguy hiểm như: ngộ độc, dị ứng, nhiễm trùng đường ruột,... cần phải thăm khám ở bệnh viện, những trẻ bị nôn trớ sinh lý đa số có thể tự chăm sóc tại nhà. Vậy cách giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh tại nhà như thế nào, mời bố mẹ tham khảo bài viết dưới đây.
I - Nhận biết tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh nguy hiểm hoặc không nguy hiểm
Nhiều bố mẹ lần đầu có con nhỏ chưa có kinh nghiệm xử trí khi trẻ sơ sinh bị nôn trớ, thường không biết được các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm.
1. Dấu hiệu nguy hiểm khi trẻ sơ sinh bị nôn trớ
Nôn trớ ở trẻ sơ sinh có thể là biểu hiện của một bệnh lý nguy hiểm hoặc một tình trạng cấp tính cần xử lý ngay.
Khi đó, trẻ thường kèm theo các dấu hiệu như:
Quấy khóc liên tục
Sốt cao từ 38,5 độ trở lên
Nôn trớ, ọc sữa nhiều lần (trên 10 lần/ngày)
Tiêu chảy
Nổi mẩn, ban đỏ trên da
Trẻ có dấu hiệu mất nước: da khô, khóc không ra nước mắt, nếp véo da mất chậm
Khó thở, da, niêm mạc nhợt
Nếu trẻ sơ sinh có dấu hiệu nôn trớ, trớ sữa kèm theo một trong các triệu chứng trên, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám ở cơ sở y tế uy tín để được xử trí kịp thời, đúng hướng.
2. Dấu hiệu trẻ sơ sinh nôn trớ không nguy hiểm và có thể chăm sóc tại nhà
Trẻ sơ sinh nôn trớ là hiện tượng bình thường nếu như sau khi nôn trớ trẻ vẫn bú, vẫn chơi vui vẻ. Trẻ vẫn tăng cân đều, không có dấu hiệu mệt mỏi.
Trẻ bị nôn trớ do sinh lý, vẫn ăn uống vui chơi bình thường
Hiện tượng nôn trớ của trẻ sơ sinh lúc này được xem là nôn trớ do sinh lý, hoàn toàn không nguy hiểm và có thể tự cải thiện sau khi trẻ được 6 tháng tuổi.
Tuy nhiên việc nôn trớ nhiều có thể gây ra những phiền toái trong quá trình chăm sóc trẻ. Trẻ có thể bị sặc dịch trớ gây khó chịu. Bố mẹ nên thực hiện các biện pháp sau đây để giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh tại nhà.
II - Cách giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh tại nhà cực đơn giản mà hiệu quả
Chính vì tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh thường xuyên diễn ra, mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức về cách xử trí và cách giảm nôn trớ cho trẻ. 6 cách làm sau đây sẽ giúp giảm hiệu quả tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh. Mẹ cần thuộc như lòng bàn tay để giúp con cải thiện tình trạng này nhé.
1. Cho trẻ bú sữa ở tư thế phù hợp
Tư thế bú của trẻ sơ sinh có thể cải thiện tình trạng di chuyển ngược của sữa khi trẻ đang bú. Tư thế bú được khuyến cáo là tư thế mà cơ thể trẻ có độ dốc do với mặt phẳng ngang khoảng 30 độ. Phần đầu sẽ hơi cao hơn người một chút. Bố mẹ có thể tham khảo các loại gối chống trào ngược cho trẻ sơ sinh đang được bán trên thị trường.
Cho trẻ nằm lên gối có độ dốc vừa phải sẽ giúp giảm nguy cơ trớ sữa
2. Thường xuyên vỗ ợ hơi cho trẻ
Trẻ sơ sinh chưa biết tự ợ hơi, vì thế thường xuyên bị những bong bóng khí làm cho đầy bụng, dẫn đến nôn trớ. Bố mẹ nên hỗ trợ trẻ bằng cách vỗ ợ hơi cho trẻ trước hoặc sau khi bú sữa khoảng 30 phút.
Bố mẹ thực hiện bằng cách:
Đặt trẻ nằm sấp trên đùi, dùng 1 tay đỡ trẻ. Hoặc bế vác trẻ lên cho trẻ dựa vào người và quay mặt vào trong.
Dùng 1 tay vỗ vào phần lưng trẻ với lực vừa phải giúp trẻ ợ được hơi thì có thể dừng lại.
Tư thế vỗ ợ hơi cho trẻ
3. Cầm bình sữa đúng cách khi cho trẻ bú
Đối với trẻ bú sữa bằng bình, nếu như lượng sữa không lấp đầy núm ti, trẻ rất dễ bị nuốt phải không khí, tạo ra nhiều bong bóng khí trong dạ dày gây nôn trớ.
Bố mẹ nên chú ý khi cầm bình sữa cho trẻ bú, phải đảm bảo sữa lấp đầy phần núm ti.
Ngoài ra, khi pha sữa không nên lắc quá mạnh khiến nhiều bọt khí hình thành bên trong sữa.
4. Chia nhỏ cữ bú cho trẻ
Bú quá no cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh bị nôn trớ. Vì vậy, nên chia nhỏ cữ bú cho trẻ và tăng số lần bú theo nhu cầu của bé.
5. Bù dịch bằng dung dịch điện giải khi trẻ sơ sinh nôn trớ nhiều lần trong ngày
Bù dịch cho trẻ bằng dung dịch điện giải
Trẻ sơ sinh nôn trớ nhiều lần trong ngày rất dễ bị mất nước, điện giải. Mẹ nên tăng cường số lần bú cho trẻ. Nếu trẻ không hợp tác, vẫn nôn trớ, mẹ nên bổ sung thêm cho trẻ dung dịch Oresol để bù nước, điện giải.
Bé mất nước rất nguy hiểm, vì thế bố mẹ không nên thờ ơ khi con nôn trớ. Nếu cần thiết, hãy đưa trẻ đi kiểm tra tình trạng mất nước ở cơ sở Y tế để được xử lý kịp thời.
>> Xem thêm: Cách theo dõi và xử trí khi trẻ nôn trớ
6. Bổ sung men vi sinh Fitolabs BaciPro cho trẻ để ổn định tiêu hóa, cải thiện tình trạng nôn trớ
Men vi sinh giúp bổ sung một lượng lớn lợi khuẩn đường ruột cho bé. Những lợi khuẩn này tham gia vào hỗ trợ tiêu hóa và giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Fitolabs BaciPro chứa tới 3 tỷ lợi khuẩn Bacillus subtilis và Bacillus clausii trong mỗi ống uống, mang tới hiệu quả tối ưu nhất.
Men vi sinh Fitolabs BaciPro giúp giảm nôn trớ, rối loạn tiêu hóa
Hai chủng lợi khuẩn này được nhập khẩu trực tiếp từ Anh Quốc, được chứng minh an toàn tuyệt đối cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Men vi sinh Fitolabs BaciPro được thiết kế dạng ống uống vô cùng tiện lợi và đảm bảo vệ sinh. Có thể cho trẻ uống trực tiếp hoặc pha với cháo, sữa (không quá nóng) cho bé sử dụng.
Các chuyên gia khuyến cáo, đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, liều dùng như sau:
Trẻ dưới 1 tuổi: 1 ống/lần/ngày
Trẻ từ 1 - 3 tuổi: Uống 1 ống/lần x 2 lần/ngày.
Trẻ từ 3 - 9 tuổi: Uống 1 ống/lần x 2-3 lần/ngày.
Trẻ trên 9 tuổi, người lớn: Uống 1 ống/lần x 3-4 lần/ngày
Sản phẩm hiện có bán tại hệ thống nhà thuốc trên toàn quốc và bán online qua Shopee, Tiki.
Trẻ sơ sinh nôn trớ nhiều có thể giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng dẫn đến nguy cơ thiếu chất, suy dinh dưỡng. Đừng để tình trạng nôn trớ ảnh hưởng tới sự phát triển của bé bằng cách thực hiện ngay 6 biện pháp trên nhé. Để được tư vấn thêm bởi các chuyên gia nhi khoa của Fitolabs Baby, bố mẹ vui lòng liên hệ tới Hotline 0928138111.
>> XEM THÊM: Thuộc lòng 5 bước xử trí khi bé nôn trớ