Thuộc lòng 5 bước xử trí khi bé nôn trớ | Fitolabs
Bé nôn trớ là tình trạng diễn ra khá thường xuyên, vì thế bố mẹ nào cũng phải trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để xử trí đúng cách. Nếu không, trẻ có thể gặp phải những hậu quả không mong muốn, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Bố mẹ hãy đọc ngay bài viết sau để biết được các bước xử trí khi bé nôn trớ nhé.
Bước 1: Cho trẻ nôn một cách tự nhiên cho đến khi thấy dễ chịu
Nhiều bố mẹ thấy trẻ bị nôn trớ liền quát nạt cho trẻ dừng lại. Nhưng điều này hoàn toàn sai lầm vì có thể khiến trẻ bị giật mình và sặc dịch nôn vào đường hô hấp gây tắc nghẽn đường thở, trẻ có thể bị suy hô hấp. Điều bố mẹ cần làm là bình tĩnh để trẻ nôn một cách tự nhiên, không làm cho trẻ sợ, để trẻ ngẩng cao đầu khi nôn để dịch nôn không tràn lên mũi. Trẻ sẽ dừng nôn khi cảm thấy dễ chịu hơn.
Cho trẻ nôn trớ tự nhiên đến khi thấy dễ chịu hơn
>> Xem thêm: Trẻ nôn trớ nhiều lần có nguy hiểm không?
Bước 2: Vệ sinh cho trẻ sau khi nôn
Sau trẻ đã nôn trớ xong, bố mẹ cần dọn sạch dịch nôn, thay quần áo và lau miệng cho bé ngay để loại bỏ những mùi hôi. Vì dịch nôn của trẻ thường là thức ăn đã được lên men trong ruột, có mùi chua. Trẻ ngửi mùi này có thể sẽ tiếp tục cảm thấy buồn nôn. Do đó bố mẹ nên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ ngay sau khi trẻ nôn.
Vệ sinh sạch sẽ miệng và thay đồ cho trẻ sau khi nôn trớ
Bước 3: Theo dõi biểu hiện của trẻ sau khi nôn
Trẻ nôn trớ mà không kèm theo bất kỳ biểu hiện bất thường nào thì có thể đó chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường, không ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên bố mẹ vẫn nên theo dõi sát sao những vấn đề sau đây để liên hệ với chuyên gia y tế khi cần thiết:
Số lần trẻ nôn trong ngày: Nếu trẻ nôn nhiều từ 3 lần trở lên trong 1 ngày cần liên hệ chuyên gia y tế
Theo dõi biểu hiện mất nước ở trẻ: Trẻ có biểu hiện li bì, mệt mỏi, mắt trũng, khóc không ra nước mắt, tiểu ít, nước tiểu vàng đậm, trẻ háo khát
Trẻ nôn trớ có kèm theo các triệu chứng khác hay không: sốt cao, đau nhức người, phát ban, nổi mẩn, dịch nôn màu xanh hoặc có máu, trẻ bị tiêu chảy
Trẻ có chịu chơi và ăn uống sau khi nôn không
Nếu trẻ có những dấu hiệu bất thường, bố mẹ hãy đưa trẻ đi khám để được các bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân và đưa ra phác đồ phù hợp nhé.
Theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ và những biểu hiện bất thường khác để có biện pháp xử trí kịp thời
Bước 4: Bù nước và điện giải cho trẻ
Nếu trẻ có dấu hiệu mất nước nhẹ hoặc nôn trớ nhiều hơn 3 lần mỗi ngày. Bố mẹ có thể bù nước và điện giải cho trẻ ngay tại nhà:
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vẫn còn bú mẹ: Tăng cường cho trẻ bú mẹ là biện pháp tốt nhất để bù nước và điện giải cho trẻ. Nếu như trẻ không hợp tác, mẹ có thể thay việc cho trẻ bú trực tiếp sang cho trẻ ăn sữa mẹ đã vắt sẵn bằng thìa hoặc xi lanh.
Sử dụng Oresol cũng là một cách hiệu quả để bù dịch cho trẻ. Phương pháp này áp dụng khi sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ, hoặc trẻ đã cai sữa mẹ. Bố mẹ nên pha dung dịch đúng theo hướng dẫn ghi trên sản phẩm. Cho trẻ uống khoảng 15-50 ml sau mỗi lần nôn và uống cho đến khi trẻ hết khát (có thể cho uống nhiều hơn theo nhu cầu của trẻ).
Bù nước và điện giải cho trẻ khi bị nôn trớ để tránh biến chứng nguy hiểm do mất nước
Bước 5: Đưa trẻ đi khám khi cần thiết
Bố mẹ nên chú ý đưa trẻ đi khám bác sĩ kịp thời để xử lý được tận gốc nguyên nhân gây tình trạng nôn trớ ở trẻ.
Một số dấu hiệu cảnh báo cần đưa trẻ đến cơ sở y tế là:
Trẻ sốt cao > 38,5 độ C
Trẻ li bì, mệt mỏi, không tỉnh táo
Trẻ có dấu hiệu mất nước nặng
Trẻ nôn ra dịch màu xanh, nôn ra máu
Trẻ nôn kèm theo đi ngoài nhiều lần
Trẻ phát ban, nổi mẩn đỏ
Trẻ nôn từ 8 lần/ngày trở lên
Trẻ không hợp tác khi bù dịch
Nên đưa trẻ đi khám khi có những dấu hiệu bất thường để trẻ được điều trị kịp thời
Trước khi đưa trẻ đi khám, bố mẹ cần chuẩn bị một số thông tin để cung cấp cho bác sĩ trong quá trình hỏi bệnh:
Trẻ gặp tình trạng này lâu chưa?
Ngày trẻ nôn bao nhiêu lần?
Trẻ có ăn món gì lạ không?
Trẻ có đi đến vùng khác không?
Trẻ có những biểu hiện như thế nào?
Bố mẹ đã sử dụng biện pháp nào để cải thiện cho con chưa?
Trẻ có đang sử dụng thuốc nào hay không?
Nếu nghi ngờ trẻ nôn trớ do ăn uống món lạ, nên mang theo mẫu của sản phẩm hoặc món ăn đó (nếu có thể) khi đưa trẻ đi khám để các bác sĩ có cơ sở chẩn đoán.
Quan trọng nhất, bố mẹ nên có chế độ chăm sóc khoa học để phòng ngừa tình trạng nôn trớ ở trẻ. Liên hệ với chuyên gia của Fitolabs Baby theo Hotline 0928138111 để được tư vấn kỹ hơn và được hướng dẫn cách chăm sóc bé khoa học hơn bố mẹ nhé.
>> Xem thêm: 5 bí mật ít người biết về nôn trớ ở trẻ sơ sinh