Cách phòng ngừa và chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách | Fitolabs
Tay chân miệng là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 2 tuổi. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh và rất nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách. Do đó, việc trang bị kiến thức về cách phòng ngừa và chăm sóc trẻ bị tay chân miệng là điều thực sự cần thiết với các cha mẹ có con nhỏ.
I. Dấu hiệu bệnh tay chân miệng là gì?
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus Coxsackievirus và Enterovirus 71(EV71) gây ra. Bệnh thường xảy ra từ tháng 2 đến tháng 4 và tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Mầm bệnh chính là nước bọt, dịch tiết mũi họng, phỏng nước và phân của trẻ bị bệnh.
Trẻ mắc bệnh tay chân miệng thường trải qua 4 giai đoạn tiến triển bệnh như sau:
1. Giai đoạn ủ bệnh: virus xâm nhập vào cơ thể trẻ và có thời gian ủ bệnh từ 3 - 7 ngày trước khi có các triệu chứng rõ rệt.
2. Giai đoạn khởi phát: trong 1 - 2 ngày trẻ thường có biểu hiện sốt nhẹ, quấy khóc, đau họng, lười ăn, tiêu chảy.
3. Giai đoạn toàn phát: kéo dài từ 3 - 10 ngày với các triệu chứng điển hình:
- Nổi ban dạng phỏng nước: xuất hiện các bóng nước trên nền hồng ban đường kính 2 - 10mm trong lòng bàn tay, bàn chân, mông, đùi khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu. Chúng tồn tại trên da khoảng 7 ngày, sau đó tự biến mất và để lại vết thâm.
- Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước xuất hiện trong niêm mạc miệng, lưỡi, lợi làm trẻ đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt, chảy dãi nhiều.
4. Giai đoạn lui bệnh:
Sau khoảng 3 - 5 ngày, trẻ sẽ khỏi bệnh nếu không có biến chứng.
Đa số các trường hợp mắc tay chân miệng nhẹ, trẻ sẽ hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nặng, trẻ sốt cao, nôn nhiều lần sẽ có nguy cơ biến chứng về thần kinh, tim mạch, hô hấp. Các biến chứng này nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ đe dọa đến tính mạng của trẻ.
Nốt ban phỏng nước ở trẻ bị tay chân miệng
II. Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng như thế nào?
Với những trẻ bị tay chân miệng thể nhẹ, cha mẹ có thể chăm sóc và điều trị cho bé tại nhà. Các bậc phụ huynh có thể thực hiện theo các bước sau:
• Vệ sinh miệng cho trẻ bằng nước muối sinh lý.
• Nếu trẻ sốt ≥ 38,5 độ: cho bé uống paracetamol theo liều lượng phù hợp cân nặng (10-15mg/kg, cách 4 - 6 giờ nếu còn sốt).
• Trường hợp trẻ đau miệng, quấy khóc nhiều có thể dùng paracetamol để giảm đau cho bé với liều lượng khuyến cáo như trên.
• Nếu nốt ban gây ngứa ngáy, ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ của trẻ, cha mẹ có thể cân nhắc sử dụng thuốc kháng histamin H1 để giảm tình trạng khó chịu này cho bé. Lưu ý, cha mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần có sự hướng dẫn từ nhân viên y tế để đảm bảo an toàn cho bé.
• Cách ly trẻ với những trẻ chưa nhiễm bệnh để tránh lây lan.
• Bôi dung dịch sát khuẩn tại các vết thương hở ngoài da để tránh bội nhiễm.
• Không kiêng tắm: theo quan niệm xưa, khi trẻ phát ban, cha mẹ thường kiêng nước, kiêng gió vì sợ trẻ bị bệnh nặng hơn. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Khi trẻ sốt, mồ hôi và dịch tiết từ các nốt phỏng vỡ ra là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Do đó, cha mẹ không nên kiêng tắm, thay vào đó hãy lau rửa nhẹ nhàng bằng nước ấm để vệ sinh sạch sẽ cho bé. Sau đó, lau khô và cho trẻ mặc quần áo mỏng, nhẹ, nằm nghỉ ngơi nơi thông thoáng.
Nên tắm nhẹ nhàng cho trẻ bằng nước ấm
• Bổ sung các sản phẩm tăng cường sức đề kháng giúp trẻ nâng cao thể trạng và nhanh chóng hồi phục. Nói về dòng sản phẩm tăng đề kháng, không thể không kể đến Cốm tăng đề kháng cho bé Fitolabs Imucal của Công ty cổ phần thảo dược Fitolabs. Với các thành phần ưu việt, đặc biệt an toàn với trẻ nhỏ (cúc tím, quả cơm cháy, lysine, kẽm, sữa non, beta-glucan), sản phẩm giúp phát huy tối đa công dụng tăng cường miễn dịch, giúp bảo vệ trẻ trước các tác nhân virus, vi khuẩn, trong đó có bệnh tay chân miệng. Ngoài ra, Fitolabs Imucal còn có vị thơm ngon, dễ uống nên được các bé rất yêu thích. Với những ưu điểm vượt trội trên, Fitolabs Imucal xứng đáng là “vị cứu tinh” không thể thiếu trong tủ thuốc của mỗi gia đình có con nhỏ.
• Cho trẻ uống nhiều nước, ăn đầy đủ 4 nhóm chất: tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Lưu ý, cha mẹ nên chế biến các món mềm, dễ tiêu hóa như súp, cháo, tránh các đồ cay, nóng gây đau miệng trẻ.
• Trường hợp trẻ có dấu hiệu chuyển nặng: mạch nhanh, li bì, giật mình, hoảng loạn... cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
III. Cách phòng bệnh tay chân miệng
Hiện nay, trên thế giới chưa có vắc xin phòng tay chân miệng cho trẻ. Do đó, để phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ, cha mẹ có thể áp dụng những biện pháp sau:
- Thường xuyên rửa chân, tay cho trẻ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, nhất là sau khi trẻ nô đùa, vui chơi với bạn bè.
- Vệ sinh sạch sẽ sàn nhà, đồ chơi, các vật dụng của trẻ.
- Tránh đưa trẻ đến nơi tụ tập đông người.
- Đeo khẩu trang cho bé mỗi khi ra ngoài.
- Nâng cao sức đề kháng: đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng, uống nhiều nước, bổ sung các chế phẩm tăng đề kháng cho bé. Khi virus xâm nhập vào cơ thể trẻ, hệ thống miễn dịch chính là “tấm lá chắn” cuối cùng, có ý nghĩa quyết định trẻ có bị nhiễm bệnh hay không. Do đó, việc xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh là điều vô cùng quan trọng giúp trẻ hạn chế nguy cơ mắc bệnh nói chung và mắc tay chân miệng nói riêng.
Rửa sạch đồ chơi cho bé
Hi vọng, với những thông tin trên, cha mẹ đã có thể nắm được các biện pháp phòng ngừa và chăm sóc trẻ bị tay chân miệng khoa học và đúng cách nhất. Nếu thắc mắc hoặc cần được tư vấn thêm, các cha mẹ có thể liên hệ hotline 0928 138 111 để nhận hỗ trợ 24/7 từ chuyên gia nhé!
Tham vấn Y khoa: Đội ngũ Bác sĩ, Dược sĩ Fitolabs.