Thuốc chống nôn trớ Motilium có dùng được cho trẻ sơ sinh không? | Fitolabs
Thuốc chống nôn trớ Motilium chứa hoạt chất Domperidon dùng để điều trị triệu chứng nôn, buồn nôn ở cả người lớn và trẻ em. Thuốc có nhiều dạng dùng như: viên nén, hỗn dịch uống. Đối với trẻ em, dạng dùng phù hợp nhất là dạng hỗn dịch uống. Vậy thuốc chống nôn trớ Motilium có dùng được cho trẻ sơ sinh không. Mời các bố mẹ tìm hiểu qua bài viết sau đây.
I - Thuốc Motilium (Domperidon) là thuốc gì?
Motilium có hoạt chất là Domperidon, là một chất ức chế đặc hiệu thụ thể dopamin có tác dụng chống nôn, buồn nôn trong các trường hợp:
Buồn nôn, nôn khi dùng hóa trị liệu (ở bệnh nhân ung thư)
Rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, trào ngược dạ dày - thực quản
Tác động chống nôn có thể do sự phối hợp của tác động ngoại biên (vận động dạ dày) và việc kháng thụ thể dopamin tại vùng cảm ứng hóa thụ thể CTZ nằm ở ngoài hàng rào máu não ở vùng kiểm soát nôn của hành tủy. Nghiên cứu trên súc vật cho thấy, nồng độ thấp trong não, chỉ rõ tác dụng của domperidon chủ yếu trên các thụ thể dopamin ngoại biên.
Nghiên cứu ở người cho thấy uống domperidon làm cải thiện vận động của hang vị - tá tràng, gia tăng quá trình làm rỗng dạ dày và tăng trương lực cơ thắt thực quản dưới. Thuốc không ảnh hưởng lên sự tiết của dạ dày.
II - Thuốc chống nôn trớ Motilium có dùng được cho trẻ sơ sinh không?
Thuốc chống nôn trớ Motilium có một số tác dụng phụ liên quan đến thần kinh và tim mạch. Nên thận trọng khi dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cần phải có sự hướng dẫn, theo dõi của Bác sĩ khi cho trẻ sơ sinh sử dụng.
Không nên tự ý sử dụng thuốc Motilium cho trẻ mà cần có sự hướng dẫn của bác sĩ
Liều lượng khuyến cáo cho trẻ sơ sinh như sau:
Liều dùng là 0,25mg/kg cho 1 lần uống. Nên dùng cách nhau ít nhất 4-6 giờ, 3 lần 1 ngày với liều tối đa là 0,75mg/kg/ngày.
>> Ví dụ: với trẻ có cân nặng 10kg, liều dùng là 2,5mg cho 1 lần uống và có thể dùng 3 lần/ngày với liều tối đa là 7,5mg/ngày.
Thông thường, Motilium dùng cho trẻ sơ sinh sẽ là dạng hỗn dịch uống với nồng độ 1mg/mL đối với hoạt chất Domperidon.
Như vậy, chẳng hạn muốn lấy 2,5mg cho một lần uống thì cần lấy một lượng hỗn dịch là 2,5ml. Nên đo chính xác bằng pipet/xi lanh kèm theo lọ.
III - Lưu ý khi dùng thuốc chống nôn trớ Motilium cho trẻ sơ sinh
Motilium chỉ nên sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất để kiểm soát nôn và buồn nôn.
Chỉ nên sử dụng thuốc Motilium để giảm nôn trớ cho trẻ sơ sinh khi thực sự cần thiết
Nên cho trẻ uống Motilium trước bữa ăn. Nếu uống sau bữa ăn, có thể bị chậm hấp thu.
Nên uống thuốc vào thời gian cố định: Ví dụ: 8 giờ - 14 giờ - 20 giờ (2 liều liên tiếp cách nhau ít nhất 4 - 6 giờ)
Nếu bị quên 1 liều, có thể bỏ qua liều đó và dùng thuốc theo lịch trình như cũ. Không nên tăng liều gấp đôi để bù cho liều đã quên.
Thời gian điều trị tối đa không nên vượt quá một tuần.
Thuốc Motilium (Domperidon) không dùng cho những trường hợp sau:
Quá mẫn được biết với Domperidon hoặc bất cứ tá dược nào của thuốc
Khi việc kích thích vận động dạ dày có thể gây nguy hiểm như đang bị xuất huyết tiêu hóa, tắc ruột cơ học hoặc thùng tiêu hóa
Suy gan trung bình hoặc nặng
Người có thời gian dẫn truyền xung động tim kéo dài, đặc biệt là khoảng QT
Bệnh nhân có rối loạn điện giải rõ rệt hoặc BN đang có bệnh tim mạch như suy tim sung huyết
Dùng đồng thời với các thuốc kéo dài khoảng QT: Một số thuốc kháng sinh (erythromycin, levofloxacin, moxifloxacin, spiramycin), một số thuốc kháng histamin (ví dụ: mequitazine, mizolastine)...
Dùng đồng thời với thuốc ức chế CYP3A4 mạnh: Thuốc chống nấm toàn thân nhóm azol (ví dụ: itraconazol, ketoconazol, posaconazole, voriconazole), một số thuốc nhóm macrolid (erythromycin, clarithromycin và telithromycin)...
Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi cho trẻ sử dụng và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
III - Những nguy cơ khi sử dụng thuốc Motilium (Domperidon) cho trẻ sơ sinh
1. Tác dụng phụ của thuốc chống nôn Motilium
Tác dụng phụ thường gặp của thuốc chống nôn Motilium là gây khô miệng. Ngoài ra, có một số tác dụng ít gặp như: Kích động, căng thẳng, lơ mơ, đau đầu, rối loạn ngoại tháp, tiêu chảy, phát ban, ngứa, mày đay.
Trẻ có nguy cơ bị dị ứng, phát ban, nổi mề đay khi dùng thuốc
Tác dụng phụ rối loạn ngoại tháp chủ yếu xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Một số tác dụng phụ nguy hiểm có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh mà các bố mẹ cần chú ý: Quá mẫn, co giật, loạn nhịp tim, kéo dài khoảng QT, đột tử do tim, phù mạch, giảm chức năng gan, tăng prolactin máu
>> Xem thêm: Cách giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh đơn giản tại nhà, mẹ cần thuộc như lòng bàn tay
2. Quá liều
Quá liều chủ yếu được báo cáo ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Triệu chứng quá liều bao gồm: kích động, rối loạn nhận thức, co giật, mất định hướng, ngủ gà, phản ứng ngoại tháp.
Cách xử trí:
Đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất khi có các dấu hiệu trên
Rửa dạ dày, dùng than hoạt để loại bỏ lượng thuốc chưa được hấp thu
Theo dõi điện tâm đồ và có điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân
Các thuốc kháng tiết cholin hay thuốc điều trị Parkinson có thể giúp ích trong việc kiểm soát các phản ứng ngoại tháp.
Thuốc Motilium chỉ có tác dụng giảm triệu chứng, vì thế, để điều trị dứt điểm tình trạng nôn trớ ở trẻ, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân chính xác.
Để được các chuyên gia Nhi khoa của Fitolabs hỗ trợ tư vấn Online, bố mẹ vui lòng liên hệ Hotline 0928138111.
>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày sẽ hết ngay nếu mẹ làm theo cách này