Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày sẽ hết ngay nếu mẹ làm theo cách này | Fitolabs
Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày có thể do sinh lý của trẻ và thường không nguy hiểm. Nhưng điều này lại gây ra nhiều phiền toái khi bố mẹ phải vệ sinh cho trẻ rất nhiều lần. Nôn trớ nhiều cũng có thể khiến cho trẻ không hấp thu được hết chất dinh dưỡng, lâu ngày có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, nhẹ cân, chậm phát triển trí tuệ. Vì thế, hãy tham khảo ngay bài viết sau để giúp trẻ sơ sinh cải thiện triệt để tình trạng nôn trớ nhiều lần trong ngày nhé.
I - Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày do đâu?
Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày đa số là do nguyên nhân sinh lý, có thể tự cải thiện dần khi trẻ được khoảng 7 tháng tuổi. Nhưng đôi khi, nôn trớ nhiều cũng là một trong các biểu hiện của bệnh lý cần can thiệp ngay. Cùng phân biệt nguyên nhân do sinh lý và bệnh lý dẫn đến hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh.
1. Nguyên nhân sinh lý
Trẻ sơ sinh vốn không phải “người lớn thu nhỏ”. Về sinh lý, trẻ sơ sinh có rất nhiều đặc điểm khác với người lớn.
Dạ dày trẻ nằm ngang, thức ăn lỏng dễ bị trào ngược lên trên
Cơ vòng tâm vị nối dạ dày - thực quản chưa đóng chặt, cơ môn vị lại đóng chặt hơn người lớn. Thức ăn khó đi xuống ruột, đồng thời lại dễ bị đẩy lên thực quản.
Thể tích dạ dày nhỏ, trẻ nuốt nhiều bọt khí cũng có thể bị đầy hơi, nôn trớ
Ngoài ra, trẻ có thể nôn trớ vì những nguyên nhân cơ học như bú quá no, mặc quần áo quá chật, dạ dày bị xóc do bố mẹ đùa giỡn với trẻ khi vừa bú xong…
2. Nguyên nhân bệnh lý
Trẻ sơ sinh có thể nôn trớ nhiều lần do nguyên nhân bệnh lý, chẳng hạn như một số bệnh sau:
Nhiễm khuẩn đường ruột
Ngộ độc thức ăn
Các bệnh nhiễm trùng: viêm nhiễm hô hấp trên, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não…
Trẻ bị hẹp môn vị, thoát vị hoành bẩm sinh
Trẻ bị tắc ruột, xoắn ruột, lồng ruột
Dư thừa acid dạ dày
Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Khi đó, ngoài nôn trớ ra trẻ thường sẽ có những dấu hiệu khác kèm theo. Bố mẹ có thể quan sát thấy là:
Trẻ sốt cao, mệt mỏi, chán ăn
Trẻ quấy khóc liên tục
Trẻ nôn ra máu
Trẻ đi ngoài bất thường: lúc lỏng, lúc táo
Nếu trẻ có các dấu hiệu trên, bố mẹ nên đưa bé đi kiểm tra tại các cơ sở y tế đủ uy tín để tìm ra nguyên nhân.
II - 6 Cách giúp trẻ sơ sinh hết nôn trớ, tiêu hóa tốt
1. Xử lý căn nguyên gây nôn trớ
Nếu trẻ đang mắc các bệnh lý khiến cho tình trạng nôn trớ diễn ra thường xuyên, bố mẹ hãy tuân thủ phác đồ của Bác sĩ để điều trị dứt điểm bệnh lý đó.
Dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt cao từ 38,5 độ C trở lên. Chườm ấm cơ thể cho trẻ và bổ sung dịch, điện giải bằng dung dịch Oresol
Nếu bị nhiễm vi khuẩn, phải dùng kháng sinh cho trẻ theo chỉ định của Bác sĩ. Nên kết hợp với men vi sinh để bảo vệ hệ tiêu hóa cho bé, tránh tác dụng phụ của kháng sinh có thể gây rối loạn tiêu hóa.
Nếu trẻ bị nhiễm trùng đường ruột hoặc ngoài đường ruột do virus dẫn đến nôn trớ, trẻ có thể được Bác sĩ khuyên dùng các sản phẩm giúp tăng đề kháng để cơ thể nhanh chóng tiêu diệt virus.
Tình trạng dư thừa acid dạ dày có thể điều trị bằng thuốc ức chế bơm Proton PPI (omeprazol, esomeprazol…)
Một số tình trạng có thể cần đến phẫu thuật như: hẹp môn vị, thoát vị hoành bẩm sinh, tắc ruột, xoắn ruột…
2. Không cho trẻ bú quá no
Khi trẻ có hiện tượng nôn trớ mà không phải do bệnh lý, bố mẹ có thể cải thiện ngay bằng cách chia nhỏ khẩu phần của trẻ thành nhiều bữa. Tránh để trẻ bú quá no, gây kích thích dạ dày co bóp mạnh dẫn đến nôn trớ. Bố mẹ cũng nên chú ý không nên cho trẻ vừa bú vừa ngủ, trẻ sẽ không chủ động dừng lại được khi cảm thấy no. Do đó trẻ dễ bị nôn trớ khi ngủ do lượng sữa nạp vào quá nhiều so với dạ dày của bé.
3. Kê cao đầu của bé so với người khi cho bú
Bố mẹ nên chú ý tư thế bú của trẻ, nên để đầu cao hơn người khoảng 30 độ khi bú sữa. Khi trẻ vừa bú xong, nên ẵm trẻ hoặc để trẻ nằm dốc ít nhất 30 độ trong khoảng 30 phút.
4. Vỗ ợ hơi thường xuyên cho trẻ
Trẻ sơ sinh vẫn chưa biết tự ợ hơi, do vậy cần sự hỗ trợ của bố mẹ. Các động tác vỗ ợ hơi như sau:
Bế trẻ dốc đứng quay mặt vào trong người bố mẹ, hoặc đặt trẻ nằm sấp lên đùi, lấy 1 tay đỡ trẻ
Dùng tay còn lại vỗ vào lưng trẻ với lực vừa phải
Thực hiện động tác này cho đến khi thấy trẻ ợ được thì dừng lại
Nên vỗ ợ hơi cho trẻ trước ăn hoặc sau ăn 30 phút.
5. Không đùa giỡn với trẻ khi con vừa bú no
Khi vừa bú xong là lúc trẻ vui vẻ và ngoan nhất. Nhưng bố mẹ đừng vì thế mà đùa giỡn, chọc cười trẻ trong lúc này nhé. Vì việc rung lắc trẻ hay làm trẻ cười nhiều cũng rất dễ gây nôn trớ khi bé đang no đó.
6. Bổ sung men vi sinh cho trẻ
Men vi sinh giúp cung cấp cho trẻ lượng lợi khuẩn cần thiết, có tác dụng hỗ trợ nôn trớ trong hầu hết các trường hợp.
Lợi khuẩn giúp bé:
Điều hòa nhu động ruột, giúp thức ăn nhanh chóng được tiêu hóa, giảm đầy bụng và nôn trớ
Ức chế vi khuẩn gây hại cho đường ruột, phòng tránh và hỗ trợ rối loạn tiêu hóa do mất cân bằng vi sinh đường ruột
Giúp cải thiện và phục hồi chức năng tiêu hóa, giúp bé tiêu hóa và hấp thu tốt hơn
Các chuyên gia nhi khoa khuyên dùng men vi sinh cho bé ngay từ những ngày tháng đầu đời để hỗ trợ tiêu hóa cho bé. Nhất là những bé sinh non, sinh mổ, có hàm lượng lợi khuẩn thấp hơn hẳn so với những bé khác.
Men vi sinh Fitolabs BaciPro với 3 tỷ lợi khuẩn nhập khẩu từ Anh Quốc đang là sản phẩm được các mẹ rầm rộ truyền tay nhau:
Men vi sinh Fitolabs BaciPro được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, công nghệ cao đảm bảo chất lượng tốt nhất
Hàm lượng lợi khuẩn cao, mỗi ống uống chứa tới 3 tỷ lợi khuẩn gồm 2 chủng Bacillus subtilis và Bacillus clausii cho tác dụng nhanh chóng, hiệu quả
An toàn tuyệt đối cho bé
Dạng ống uống dễ dùng
Vị dễ uống, bé dễ dàng hợp tác
Giá thành hợp lý
Bổ sung men vi sinh Fitolabs BaciPro là giải pháp tốt nhất và hiệu quả nhanh nhất với tính trạng nôn trớ nhiều lần ở trẻ sơ sinh. Các mẹ có thể thấy trẻ giảm số lần nôn trớ rõ rệt chỉ sau vài ngày sử dụng. Để hỗ trợ tiêu hóa tốt nhất cho bé, bố mẹ nên kiên trì bổ sung men vi sinh liên tục khoảng 3 tháng. Đây là thời gian phù hợp để lợi khuẩn phát triển ổn định trong đường ruột và phát huy được hết vai trò sinh học của chúng. Từ đó sản phẩm giúp bé ăn ngon miệng hơn, tiêu hóa ổn định và hấp thu tối đa chất dinh dưỡng.
Qua bài viết trên, bố mẹ đã có thêm những thông tin bổ ích về cách giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, vui lòng liên hệ với chuyên gia của chúng tôi theo Hotline 0928138111 để được hỗ trợ.