Giỏ hàng
loading
0

Giỏ hàng trống

  • Bạn chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng!
0

Giỏ hàng trống

  • Bạn chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng!

Thuốc dạ dày cho trẻ em được Bộ Y tế khuyến cáo | Fitolabs

MỤC LỤC [Ẩn]

    Loét dạ dày ở trẻ em là căn bệnh khá nguy hiểm khiến các bậc phụ huynh hết sức lo lắng. Nếu được điều trị đúng cách, trẻ có thể hồi phục hoàn toàn. Ngược lại nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: hẹp môn vị, xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, ung thư dạ dày. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị loét dạ dày cho trẻ em. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

    I - Thuốc giảm acid dạ dày

    1. Thuốc PPI (Ức chế bơm proton)

    Thuốc PPI giảm nồng độ axit trong dạ dày bằng cách ức chế không hồi phục các bơm proton ở tế bào viền, ngăn cản sự bài xuất của ion H+ vào dịch vị dạ dày. Từ đó giúp hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, giảm viêm loét dạ dày tá tràng.

    Các loại thuốc PPI thường dùng hiện nay là: omeprazole, lansoprazole, pantoprazole, rabeprazole và esomeprazole.

    Liều lượng sử dụng cho trẻ: Theo hướng dẫn điều trị loét dạ dày cho trẻ em của Bộ Y tế, PPI được dùng cho trẻ em với liều 1-2mg/kg/ngày theo đường uống

    Một số loại thuốc PPI thường dùng

    Lưu ý khi dùng:

    • Nên dùng trước bữa ăn đầu tiên trong ngày khoảng 30 phút

    • Cần ít nhất 5 ngày sử dụng để thuốc có hiệu quả tốt nhất

    • Nếu sử dụng liều cao trong thời gian kéo dài 4-6 tuần, cần giảm liều trước khi ngừng thuốc

    Tác dụng không mong muốn có thể xảy ra:

    Đối với trẻ em, tác dụng không mong muốn thường gặp nhất là giảm hấp thu Canxi, vitamin B12 và các chất dinh dưỡng khác. Do đó, bố mẹ nên chú ý tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng này cho trẻ khi đã kết thúc đợt điều trị.

    2. Thuốc kháng Histamin H2

    Các thuốc kháng histamin H2 ức chế cạnh tranh với histamin tại thụ thể H2 ở tế bào thành dạ dày, nên ức chế bài tiết cả dịch acid cơ bản (khi đói) và dịch acid do kích thích (bởi thức ăn, histamin, cafein, insulin…). Các thuốc nhóm này có tác dụng làm liền các vết loét dạ dày và tá tràng, làm giảm bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.

    Có nhiều thuốc kháng histamin H2 được sử dụng trong điều trị viêm loét dạ dày như cimetidin, famotidin, ranitidin.

    Các loại thuốc kháng Histamin H2 thường dùng trong điều trị viêm loét dạ dày

    Ở trẻ em, các bác sĩ thường chỉ định Ranitidin trong điều trị duy trì các trường hợp loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) sau khi đã điều trị bằng kháng sinh.

    Liều thường dùng đối với Ranitidin để điều trị duy trì là 5-7mg/kg/ngày. Thời gian điều trị 6 tháng.

    II - Thuốc trung hòa acid dạ dày

    Là các thuốc có tính kiềm, nhằm trung hòa với acid trong dịch vị dạ dày, bao gồm: nhôm hydroxyd, magie hydroxyd…

    Lưu ý: Không dùng thuốc cho trẻ dưới 6 tuổi. Với trẻ từ 6 tuổi trở lên, trước khi dùng phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.

    Các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra:

    • Rối loạn tiêu hóa, táo bón

    • Dị ứng, phát ban, nổi mẩn

    • Giảm hấp thu Calci dẫn đến còi xương, loãng xương

    III - Kháng sinh điều trị loét dạ dày do HP ở trẻ

    Một số loại kháng sinh thường dùng

    Kháng sinh chỉ được chỉ định khi đã làm đầy đủ các xét nghiệm và chẩn đoán chính xác trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP. Theo hướng dẫn của Bộ y tế, phác đồ điều trị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP ở trẻ như sau: 

    Trẻ dưới 8 tuổi:

    - Amoxicillin + Clarithromycin + PPI

    - Amoxicillin + Metronidazole + PPI

    Trẻ >8 tuổi: 

    - Amoxicillin + Clarithromycin + PPI

    - Amoxicillin + Metronidazole + PPI

    - Tetracyclin ( hoặc) Doxycyclin+Metronidazol + PPI (Trẻ đã thay hết răng)

    Liều của các kháng sinh dùng cho trẻ như sau:

    - Amoxicillin : 50mg/kg/ngày

    - Clarithromycin : 20 mg/kg/ngày

    - PPI (omeprazole): 1 mg/kg/ngày

    - Metronidazol : 20 mg/kg/ngày

    - Tetracyclin : 50 mg/kg/ ngày

    - Doxycyclin : 5 mg/kg/ngày

    Lưu ý khi sử dụng kháng sinh cho trẻ:

    • Sử dụng đúng thuốc, đúng liều, đủ thời gian theo chỉ định của bác sĩ

    • Sau khi dừng đợt điều trị bằng kháng sinh vẫn phải đánh giá lại hiệu quả diệt HP sau 4 tuần

    Tác dụng không mong muốn có thể xảy ra:

    • Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy (thường gặp), táo bón…

    • Nôn, buồn nôn

    • Dị ứng, nổi mẩn, phát ban

    • Đối với tetracyclin có thể gây vàng răng, kém phát triển răng

    IV - Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày Bismuth

    Đây là loại thuốc có tác dụng làm liền vết loét dạ dày, tá tràng do tạo chelat với protein tại ổ loét, làm thành hàng rào bảo vệ chống lại sự tấn công của acid. Ngoài ra, các muối Bismuth còn có tác dụng diệt H.pylori (vi khuẩn HP).

    Bismuth có tác sụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, thường dùng dưới dạng Bismuth subsalicylate

    Bismuth thường được chỉ định cho trẻ khi phác đồ điều trị trên không hiệu quả, và vẫn phải kết hợp với các thuốc khác, không dùng đơn độc.

    Lưu ý khi sử dụng Bismuth để điều trị loét dạ dày cho trẻ như sau:

    • Chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ

    • Sử dụng đúng liều và đủ thời gian như hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả cao nhất

    Tác dụng không mong muốn có thể xảy ra:

    • Miệng có vị kim loại

    • Tiêu chảy, táo bón, nôn, buồn nôn

    • Phân đen (dễ nhầm với xuất huyết tiêu hóa), lưỡi đen, răng đen (có hồi phục)

    V - Các biện pháp điều trị không dùng thuốc khi trẻ bị viêm loét dạ dày tá tràng

    • Kiêng đồ chua, cay, nóng

    • Ăn thức ăn mềm, chia thành nhiều bữa

    • Hạn chế căng thẳng, stress

    • Bổ sung sắt và acid folic nếu trẻ thiếu máu

    • Cho trẻ sử dụng các sản phẩm từ thảo dược như Fitolabs Gastic để hỗ trợ cải thiện

    Siro bảo vệ dạ dày từ thảo dược Fitolabs Gastic được chuyên gia khuyên dùng

    Siro bảo vệ dạ dày từ thảo dược Fitolabs Gastic chứa Nano Curcumin, Mật ong, Cao Dạ cẩm, Cao khổ sâm, Cao Cỏ lào, giúp cải thiện hiệu quả và nhanh chóng tình trạng đau do viêm loét dạ dày, hỗ trợ trung hòa acid dịch vị, tăng cường phục hồi vết loét. Sản phẩm chuyên biệt cho trẻ em với mùi vị thơm ngon dễ uống và an toàn tuyệt đối cho trẻ. Fitolabs Gastic được bào chế dưới dạng siro đóng sẵn từng gói 10ml rất tiện dụng. 

    Bố mẹ có thể liên hệ với chuyên gia của Fitolabs theo Hotline 0928138111 để được tư vấn kỹ hơn về sản phẩm và sức khỏe của bé nhé.

    Đăng kí nhận tư vấn từ chuyên gia

    Tiêu chảy Fitolabs ZinC Fitolabs Biomix Men vi sinh 5 nguyên tắc xử trí tiêu chảy cấp ở trẻ tiêu chảy cấp ở trẻ men vi sinh Fitolabs BaciPro Fitolabs Biozym Trẻ khó ngủ Tăng sức đề kháng Fitolabs Imucal Trẻ biếng ăn Bổ não Bổ mắt Fitolabs DHA Xtra Dinh dưỡng của trẻ Trẻ sinh non Dấu hiệu trẻ thông minh trí thông minh Bổ sung DHA Fitolabs Gastic Fitolabs Kool Bổ gan Phân sống Muối tắm thảo dược Zizobii Chàm sữa Fitolabs Belax Táo bón Viêm họng Fitolabs Keobi Viêm dạ dày Trào ngược dạ dày thực quản Tăng sức đề kháng Fitolabs D3 - K2 Fitolabs Otee Gạc rơ lưỡi Fitolabs ZinC Trẻ sơ sinh Men vi sinh Fitolabs BaciPro Tăng chiều cao Fitolabs Becao Nôn trớ Rối loạn tiêu hóa Fitolabs Biomix Fitolabs Gastic Trào ngược dạ dày thực quản bổ sung vi chất Tăng chiều cao canxi cho bé còi xương Fitolabs ZinC Tăng sức đề kháng Trẻ biếng ăn thực phẩm giàu kẽm cho bé tăng đề kháng hay ốm vặt Fitolabs Biozym Tăng động giảm chú ý Fitolabs DHA Xtra trẻ chậm nói Trẻ khó ngủ Fitolabs Imucal Fitolabs D3 - K2 bổ sung calci canxi trẻ thiếu canxi Fitolabs Becao Fitolabs Bomax Bổ mắt Cận thị ở trẻ em Trẻ ngủ không sâu giấc trẻ khó ngủ thiếu vitamin d3k2 hay giật mình vitamin D3K2 Fitolabs Biotop tăng chiều cao trẻ chậm lớn sắt hữu cơ cho bé trẻ thiếu máu sắt quá liều D3 quá liều D3K2 Fitolabs Biomix Men vi sinh Bổ sung sắt Fitolabs BioFe thiếu sắt Chậm phát triển trí tuệ uống vitamin d3k2 đến khi nào khi nào ngừng uống vitamin d3k2 trẻ uống vitamin d3k2 trong bao nhiêu tháng kem chống nắng Fitolabs Suny Hăm da Muối tắm thảo dược Zizobii Chàm sữa Kem bôi Otee silver Chăm sóc da Tắm gội thảo dược Chống nắng cho bé Fitolabs Kembi Rôm sảy Mụn nhọt zizobii Xịt mũi thảo dược Fitolabs Nabi Viêm mũi Viêm họng Fitolabs Keobi Fitolabs Imucal Fitolabs ZinC Fitolabs Biotop bệnh bạch hầu kháng khuẩn xịt mũi xịt họng nước súc miệng Xịt họng Fitolabs Beho Ho kéo dài Dị ứng Fitolabs Chambi Trẻ bị ho Trẻ sơ sinh Bệnh đường hô hấp Fitolabs BaciPro Dinh dưỡng của trẻ Fitolabs DHA Xtra Bổ não Nôn trớ Rối loạn tiêu hóa Fitolabs Biozym Men vi sinh Fitolabs BaciPro Tiêu chảy Fitolabs Biomix Viêm dạ dày Trớ sữa Fitolabs Imucal Tăng sức đề kháng Trẻ bị tay chân miệng trí thông minh Nóng trong Bổ gan Fitolabs Kool Fitolabs ZinC Cúm A Fitolabs Beho Fitolabs Keobi Fitolabs Nabi Xịt mũi thảo dược Viêm họng Bệnh đường hô hấp Tăng chiều cao Trẻ biếng ăn Trẻ khó ngủ Fitolabs Gastic Trào ngược dạ dày thực quản Phân sống Fitolabs Biotop Fitolabs Belax Tăng động giảm chú ý Fitolabs Biozym Trẻ khó ngủ Bổ gan Nóng trong Fitolabs Kool Trẻ biếng ăn Fitolabs DHA Xtra trẻ chậm nói trí tuệ ở trẻ Phân sống Fitolabs BaciPro Men vi sinh Rối loạn tiêu hóa Fitolabs Biomix Fitolabs Belax Táo bón Fitolabs Imucal Tăng sức đề kháng trí thông minh đồ chơi trẻ em Trào ngược dạ dày thực quản Viêm dạ dày Tiêu chảy kém tập trung ghi nhớ kém Nôn trớ