Góc chuyên gia giải đáp: Trẻ rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì? | Fitolabs
Rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì là câu hỏi mà rất nhiều mẹ đang nuôi con nhỏ đặt ra. Bởi rối loạn tiêu hóa là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, được nhận biết qua các triệu chứng: đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy bụng, nôn trớ, chán ăn. Vậy trẻ rối loạn tiêu hóa nên uống thuốc gì và cách điều trị như thế nào, mời bố mẹ tham khảo bài viết sau.
I - Trẻ rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì?
1. Trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì?
Tiêu chảy là một trong những triệu chứng của rối loạn tiêu hóa. Trẻ có dấu hiệu đi ngoài phân lỏng từ 3 lần/ngày trở lên, có thể kèm theo đau bụng, nôn ói.
Có rất nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy, trong đó nhiễm khuẩn đường ruột và mất cân bằng vi sinh đường ruột là 2 nguyên nhân phổ biến nhất.
Trong điều trị tiêu chảy, các bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc sau:
Dung dịch điện giải Oresol
Dung dịch điện giải Oresol giúp bù dịch cho trẻ khi bị mất nước do tiêu chảy, nôn ói. Sẽ rất nguy hiểm nếu trẻ bị mất nước, nếu không được bổ sung kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Liều lượng Oresol cần bổ sung cho trẻ như sau:
Đối với trẻ dưới 24 tháng tuổi: 500ml/ngày (bổ sung 50-100ml) sau mỗi lần đi ngoài
Đối với trẻ 2-10 tuổi: 1000ml/ngày (bổ sung 100-200ml) sau mỗi lần đi ngoài
Đối với trẻ 10 tuổi trở lên: 2000ml/ngày, uống đến khi hết khát
Bố mẹ cần theo dõi những triệu chứng mất nước ở trẻ để đưa trẻ đi khám khi cần thiết: trẻ mệt mỏi, li bì, mắt trũng, nếp véo da mất chậm…
Bố mẹ chú ý bù dịch cho trẻ bằng cách cho uống dung dịch oresol khi bị tiêu chảy
Kẽm
Theo khuyến cáo của WHO, Kẽm giúp phục hồi các niêm mạc ruột bị tổn thương, cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi: 10mg/ngày x10-14 ngày
Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên: 20mg/ngày x 10-14 ngày
>> Xem thêm: 10 điều mẹ cần biết khi bổ sung kẽm cho bé
Kháng sinh
Chỉ sử dụng kháng sinh trong trường hợp tiêu chảy do nhiễm khuẩn đường ruột do vi khuẩn tả, lỵ, amip, Campylobacter, Giardia.
Bố mẹ chú ý không nên tự ý cho trẻ sử dụng kháng sinh mà cần có sự chỉ định của bác sĩ.
Racecadotril
Racecadotril (Biệt dược: Hydrasec) có tác dụng chống nôn, giảm tiêu chảy nhờ giảm tiết nước vào trong lòng ruột.
Liều dùng tham khảo: 1,5mg/kg/lần x 3 lần/ngày kết hợp với bù nước, điện giải đầy đủ và không dùng quá 7 ngày
Thuốc Racecadotril được chỉ định trong tiêu chảy ở trẻ em
Ngoài ra bố mẹ có thể dùng thêm men vi sinh để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng cho trẻ.
2. Trẻ bị táo bón uống thuốc gì?
Táo bón gây ra cho trẻ nhiều sự khó chịu thậm chí là đau đớn mỗi khi đi đại tiện. Tình trạng này nên được cải thiện càng sớm càng tốt, tránh để lâu sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Các thuốc thường được bác sĩ chỉ định khi trẻ bị táo bón là:
Thuốc thụt tháo:
PEG (Poly ethylene glycol): 1-1,5g/kg/ngày x 3 ngày (uống)
Thụt hậu môn: Phosphate soda enemas (Fleet): đối với trẻ >2 tuổi
Dầu parafin: dành cho trẻ >1 tuổi: 15-30ml/tuổi (năm) chia 2 lần
Thuốc nhuận tràng:
Nhuận tràng thẩm thấu:
Thuốc nhuận tràng thẩm thấu Duphalac hoạt chất là Lactulose 667g/L
- Lactulose (Duphalac): 1-3ml/kg/ngày, chia 2 lần
- Sorbitol: 1-3ml/kg/ngày, chia 2 lần
- PEG 3350 không có điện giải: 1g/kg/ngày
- Magnesium hydroxide: 1-3ml/kg/ngày, chia 2 lần
Nhuận tràng bôi trơn:
- Dầu Paraffin: trẻ > 1 tuổi: 1-3ml/kg/ngày, chia 2 lần
Nhuận tràng kích thích:
- Bisacodyl (đối với trẻ từ 2 tuổi): 0,5-1 viên đạn 10mg/lần hoặc 1-3 viên nén 5mg/lần
- Glycerin đặt hậu môn.
Để hỗ trợ cải thiện, bố mẹ có thể bổ sung thêm chất xơ và men vi sinh cho trẻ.
3. Trẻ bị nôn trớ uống thuốc gì?
Không nên cho trẻ uống các loại thuốc chống nôn trừ khi có sự chỉ định từ bác sĩ
Trẻ nôn trớ có nhiều nguyên nhân, trong đó đa phần là do rối loạn tiêu hóa, thức ăn không được tiêu hóa kịp thời.
Các chuyên gia khuyến cáo không nên dùng các loại thuốc chống nôn cho trẻ nhỏ vì chưa có đủ bằng chứng về sự an toàn.
Khi trẻ bị nôn trớ, bố mẹ nên chú ý bù dịch và điện giải bằng dung dịch Oresol cho trẻ. Ngoài ra nếu trẻ kèm theo đầy chướng bụng, bố mẹ có thể sử dụng thêm thuốc nhuận tràng cho trẻ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
II - Giải pháp không dùng thuốc giúp cải thiện rối loạn tiêu hóa nhanh chóng: Men vi sinh Fitolabs Biomix
Việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ là rất quan trọng. Nhưng các loại thuốc luôn luôn kèm theo những tác dụng không mong muốn. Bố mẹ có thể tham khảo thêm phương pháp không dùng thuốc được các chuyên gia khuyến cáo đó là sử dụng men vi sinh Fitolabs Biomix cho trẻ.
Men vi sinh Fitolabs Biomix dành cho bé bị rối loạn tiêu hóa
Sử dụng men vi sinh giúp thúc đẩy nhanh quá trình cải thiện rối loạn tiêu hóa, giúp bé giảm thiểu thời gian phải dùng thuốc, cũng như ngăn ngừa tái phát, giúp cho hệ tiêu hóa của bé luôn khỏe mạnh.
Fitolabs Biomix chứa lợi khuẩn Bacillus subtilis với những ưu điểm vượt trội:
Dạng bào tử Bacillus subtilis có thể an toàn khi đi qua lớp acid dạ dày và nảy mầm tại ruột non, bắt đầu phát huy vai trò sinh học
An toàn tuyệt đối với cơ thể người
Nhanh chóng cân bằng hệ vi sinh đường ruột bằng cách cạnh tranh môi trường sống, chất dinh dưỡng với hại khuẩn, trung hòa độc tố và kích thích hệ miễn dịch.
Tiết ra các enzym tiêu hóa thức ăn như Amylase, Protease, Cellulose… giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn
Ngoài ra Bacillus subtilis còn có khả năng tổng hợp một số loại vitamin, trong đó có vitamin B2 và vitamin K
Trong sản phẩm men vi sinh Fitolabs Biomix còn có chứa Kẽm, Lysine và chất xơ tự nhiên Inulin giúp bé ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt, tăng cường sức đề kháng. Hiện sản phẩm có bán tại hệ thống các nhà thuốc uy tín trên nhiều tỉnh thành và có hỗ trợ giao hàng online mùa dịch. Bố mẹ có thể đặt hàng qua Website, Fanpage, Shopee, hoặc liên hệ trực tiếp Hotline 0928138111 để được chuyên gia của Fitolabs tư vấn.