5 sự thật bố mẹ cần biết về chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ | Fitolabs
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng thường gặp ở trẻ. Điều này dẫn đến nhiều ảnh hưởng không tốt tới việc tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng của bé. Bài viết sau đây sẽ bật mí cho bố mẹ 5 sự thật về chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ mà không phải ai cũng biết. Bố mẹ hãy cùng tìm hiểu kỹ nhé.
1. Rối loạn tiêu hóa là gì?
Rối loạn tiêu hóa là sự biến đổi bất thường về chức năng, hoạt động của hệ tiêu hóa gây ra các triệu chứng: đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy bụng hoặc nôn trớ ở trẻ.
Rối loạn tiêu hóa tuy không nghiêm trọng cấp tính, nhưng nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến giảm khả năng tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng, gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe của trẻ.
2. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Do hệ tiêu hóa ở trẻ còn chưa hoàn chỉnh như người lớn, nên trẻ rất nhạy cảm với các tác nhân gây rối loạn tiêu hóa. Trong đó có những nguyên nhân chính như:
Nhiễm trùng đường ruột do virus, vi khuẩn
Những loại vi khuẩn, virus thường xuyên xâm nhập và gây hại cho hệ tiêu hóa là: vi khuẩn Shigella, Staphylococcus, Salmonella, Campylobacter, hoặc E. coli; virus Rotavirus, Calicivirus, Astrovirus hoặc Adenovirus…
Chúng thường tấn công cơ thể trẻ qua đường ăn uống, sau đó bám dính ở niêm mạc ruột, tiết ra những độc tố làm tổn thương các tế bào, gây rối loạn tiêu hóa.
Vi khuẩn tấn công đường ruột gây rối loạn chức năng tiêu hóa
Rối loạn hệ vi sinh đường ruột
Trong đường ruột luôn tồn tại 2 “thế lực” vi sinh vật đối lập nhau đó là vi khuẩn có lợi (lợi khuẩn) và vi khuẩn có hại (hại khuẩn). Lợi khuẩn có vai trò ức chế hại khuẩn bằng cách cạnh tranh sinh tồn với chúng. Khi lợi khuẩn bị thiếu hụt, hại khuẩn chiếm ưu thế hơn, cơ thể sẽ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hoạt động tiêu hóa không còn diễn ra một cách trơn tru nữa, trẻ sẽ mắc phải tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra thiếu hụt lợi khuẩn. Theo các nghiên cứu, trẻ sinh thường sẽ có hệ lợi khuẩn phong phú hơn so với trẻ sinh mổ. Trẻ bú sữa mẹ sẽ nhận được nhiều yếu tố prebiotic hơn nên hệ khuẩn chí sẽ phát triển hơn. Ngoài ra, kháng sinh cũng là một nguyên nhân làm giảm đi lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột gây mất cân bằng hệ vi sinh.
Chế độ ăn
Chế độ ăn không cân đối các nhóm chất dinh dưỡng. Chẳng hạn trẻ ăn quá nhiều chất béo, đạm sẽ gây đầy bụng, khó tiêu, giảm khả năng tiêu hóa. Trẻ ăn thiếu rau, chất xơ cũng có thể dẫn đến những triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
Ngoài ra thể chất của thức ăn cũng rất quan trọng. Với hệ tiêu hóa còn yếu của trẻ, bố mẹ nên chế biến thức ăn mềm, dễ nhai, nuốt, sẽ giảm áp lực cho hệ tiêu hóa. Nếu thức ăn quá khô cứng, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ bị ảnh hưởng.
Các bệnh lý về tiêu hóa: viêm đại tràng, viêm loét dạ dày tá tràng, hội chứng ruột kích thích…
Các bệnh lý tiêu hóa chẳng hạn như viêm loét dạ dày tá tràng gây ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa
Các bệnh lý về tiêu hóa cũng gây nên những thay đổi chức năng hệ tiêu hóa. Từ đó dẫn đến những biểu hiện bất thường về đại tiện, kèm theo đầy bụng, khó chịu.
Những bệnh lý này nếu như không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa kéo dài, ảnh hưởng đến sự hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ, làm chậm sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ.
3. Triệu chứng rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa kéo dài sẽ gây nên nhiều hậu quả nguy hiểm cho trẻ. Do đó, bố mẹ nên nhận biết sớm để xử trí kịp thời. Rối loạn tiêu hóa có những triệu chứng sau đây.
Tiêu chảy: Là tình trạng đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 3 lần/ngày. Trẻ có thể có biểu hiện mất nước nếu không được bù dịch đúng cách
Táo bón: Là tình trạng trẻ khó đi đại tiện, số lần đại tiện ít hơn 3 lần/tuần, khi đi đại tiện cảm giác đau rát, khó chịu, và có thể có cảm giác không thải hết phân. Các bé thường sẽ có biểu hiện la khóc khi đại tiện, sợ đại tiện dần dần sẽ làm cho tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm và khó cải thiện hơn.
Nôn trớ: Là hiện tượng di chuyển ngược của thức ăn theo ống tiêu hóa. Đây là biểu hiện thường gặp ở trẻ rối loạn tiêu hóa do thức ăn không được tiêu hóa kịp thời.
Đầy bụng: Đầy bụng khó tiêu là biểu hiện thường gặp ở rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân do chức năng tiêu hóa giảm sút, thức ăn không được tiêu hóa kịp tích tụ lại trong dạ dày, ruột gây đầy bụng. Trẻ bị táo bón cũng thường kèm theo đầy bụng.
Chán ăn, mệt mỏi: Khi hệ tiêu hóa gặp vấn đề, thức ăn tiêu hóa chậm hơn, trẻ không có cảm giác đói. Quá trình tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn lại bị trì trệ nên trẻ có cảm giác mệt mỏi.
Rối loạn tiêu hóa gây ra những bất thường về việc đại tiện của trẻ (táo bón hoặc tiêu chảy)
4. Rối loạn tiêu hóa có nguy hiểm không?
Rối loạn tiêu hóa nếu được phát hiện kịp thời và điều trị, chăm sóc đúng cách có thể mau chóng hồi phục và trẻ sẽ bình thường trở lại. Tuy nhiên nếu để rối loạn tiêu hóa kéo dài có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
Tiêu chảy kéo dài có thể gây: mất nước, rối loạn điện giải, suy dinh dưỡng… tất cả biến chứng này đều có nguy cơ dẫn đến tử vong nếu không được can thiệp đúng cách
Táo bón kéo dài có thể gây nứt kẽ hậu môn, trĩ hậu môn, chảy máu đại trực tràng, có thể gây ra nhiễm trùng tại các vị trí tổn thương
Rối loạn tiêu hóa kéo dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng, khiến cho trẻ thiếu chất, còi xương, chậm phát triển thể chất, trí tuệ
Rối loạn tiêu hóa có thể làm giảm chức năng hệ miễn dịch, do ảnh hưởng lớn tới các tế bào miễn dịch trong đường ruột, dẫn đến trẻ dễ bị ốm vặt.
Nếu không điều trị dứt điểm, rối loạn tiêu hóa sẽ bị tái đi tái lại nhiều lần gây giảm sút nghiêm trọng sức khỏe của bé
Để phòng tránh những hậu quả của rối loạn tiêu hóa, bố mẹ cần có cách xử trí phù hợp khi con chẳng may mắc phải.
5. Cách xử trí khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Khi trẻ có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón, đầy bụng, nôn trớ… bố mẹ nên lưu ý một số cách xử trí cụ thể như sau.
Đối với tình trạng táo bón:
Cho trẻ tập các bài tập vận động để kích thích nhu động ruột
Bố mẹ nên cho trẻ uống thêm nước, bổ sung thêm chất xơ, men vi sinh
Khuyến khích trẻ vận động, tập các bài tập thể dục giúp giãn cơ vùng chậu
Mát xa bụng cho trẻ
Chườm khăn ấm quanh bụng
Luyện tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ nhất định
Chỉ nên dùng các dụng cụ tháo thụt hay thuốc nhuận tràng khi được các bác sĩ, dược sĩ hướng dẫn
Đối với tình trạng tiêu chảy:
Bố mẹ nên bổ sung men vi sinh cho trẻ
Có thể dùng thêm kẽm để giảm tiêu chảy
Bù dịch cho trẻ bằng dung dịch điện giải oresol
Cho trẻ ăn những món dễ tiêu hóa như: cháo, súp
Đưa trẻ đi khám khi có các dấu hiệu: tiêu chảy liên tục trên 3 ngày, phân có dính máu, trẻ mệt mỏi li bì, da nhăn nheo, nếp véo da mất chậm
Trẻ bị đầy bụng:
Nên lựa chọn thức ăn dễ tiêu cho trẻ
Bổ sung thêm men vi sinh, men tiêu hóa (cần có sự chỉ định của bác sĩ)
Mát xa bụng cho trẻ
Mát xa bụng cho trẻ giúp kích thích nhu động ruột, giảm đầy bụng, khó tiêu
Trẻ nôn trớ nhiều:
Bù dịch bằng dung dịch điện giải oresol cho trẻ
Cho trẻ nằm cao đầu
Đối với trẻ sơ sinh, bố mẹ có thể vỗ ợ hơi cho trẻ trước hoặc sau khi ăn
Không cho trẻ đùa nghịch quá nhiều sau khi ăn no
Qua bài viết trên, bố mẹ đã trang bị được cho mình những hiểu biết cần thiết về chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Từ đó có thể dễ dàng nhận biết và xử trí đúng cách.
Hiện nay, các chuyên gia Nhi khoa khuyến cáo nên bổ sung men vi sinh cho trẻ trong các trường hợp rối loạn tiêu hóa để hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa tái phát. Đồng thời, việc bổ sung men vi sinh thường xuyên và đều đặn sẽ giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng.
Men vi sinh Fitolabs Biomix là sản phẩm được nhiều mẹ tin dùng nhất trên thị trường hiện nay. Sản phẩm thuộc thương hiệu Fitolabs Baby của Công ty Cổ phần Thảo dược Fitolabs - Công ty đã có nhiều năm nghiên cứu và phát triển các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho trẻ từ 0-12 tuổi.
Sản phẩm gồm các thành phần: Lợi khuẩn Bacillus subtilis, Chất xơ tự nhiên Inulin, Kẽm, Lysine.
Men vi sinh Fitolabs Biomix cải thiện nhanh rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Bào tử lợi khuẩn Bacillus subtilis là loại lợi khuẩn nổi tiếng thân thuộc với hệ tiêu hóa, có thể bền bỉ khi đi qua dịch vị dạ dày, không như những loại lợi khuẩn khác. Do đó, Fitolabs Biomix giúp cân bằng hệ vi sinh hiệu quả và an toàn tuyệt đối cho bé.
Men vi sinh Fitolabs Biomix giúp hỗ trợ nhanh chóng các tình trạng táo bón, tiêu chảy, nôn trớ do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Đồng thời sản phẩm chứa Kẽm, Lysine, giúp trẻ ăn ngon miệng, phục hồi sức khỏe, tăng cường sức đề kháng.
Theo các chuyên gia, để hệ tiêu hóa của trẻ ổn định và khỏe mạnh, bố mẹ nên bổ sung đều đặn men vi sinh Fitolabs Biomix cho trẻ trong ít nhất 2-3 tháng.
Sản phẩm có bán tại hệ thống nhà thuốc uy tín trên nhiều tỉnh thành và có hỗ trợ giao hàng online mùa dịch. Bố mẹ có thể đặt hàng qua Website, Hotline, Shopee hoặc Fanpage.
Để được chuyên gia của Fitolabs Baby tư vấn kỹ hơn về sản phẩm cũng như tình trạng sức khỏe của bé, vui lòng liên hệ Hotline 0928138111.