Giỏ hàng
loading
0

Giỏ hàng trống

  • Bạn chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng!
0

Giỏ hàng trống

  • Bạn chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng!

Những điều cần biết về táo bón ở trẻ - Bố mẹ không thể bỏ qua | Fitolabs

MỤC LỤC [Ẩn]

    Táo bón ở trẻ là cơn ác mộng của mọi ông bố bà mẹ nuôi con nhỏ. Đây là tình trạng trẻ đi ngoài không thường xuyên, phân to cứng, gây đau đớn khó chịu cho trẻ. Điều này làm cho các bố mẹ hết sức đau đầu, chưa biết phải xử trí như thế nào. Đọc ngay bài viết dưới đây để hiểu thêm về táo bón ở trẻ để biết cách xử trí đúng bố mẹ nhé.

    I - Dấu hiệu nhận biết trẻ táo bón

    Trẻ được chẩn đoán là táo bón khi có ít nhất 2 trong số các triệu chứng sau trong vòng 1 tháng với trẻ <4 tuổi và 2 tháng đối với trẻ >4 tuổi:

    • Có ít hơn 3 lần đi ngoài mỗi tuần

    • Ít nhất một lần són phân mỗi tuần ở trẻ đã được huấn luyện đi ngoài

    • Tiền sử nhịn đi ngoài hoặc ứ phân rất nhiều (do nhịn)

    • Có khối phân lớn trong trực tràng

    • Có tiền sử đi ngoài đau hoặc khó khăn

    • Tiền sử đi ngoài phân to có thể gây tắc bồn cầu

    Khi trẻ gặp các dấu hiệu trên, bố mẹ nhất định không được bỏ qua. Nên theo dõi sát sao việc đi ngoài của trẻ để phát hiện sớm tình trạng táo bón. Càng để lâu, táo bón ở trẻ càng khó cải thiện và dễ bị tái đi tái lại, khiến cho việc nuôi con trở nên vất vả, mệt mỏi, trẻ cũng ngày càng sợ việc đi vệ sinh.

    Táo bón gây ra nhiều khó khăn, phiền toái đối với trẻ mỗi khi đi đại tiện

    II - Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ

    Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ được chia thành các nguyên nhân gây táo bón cơ năng, và nguyên nhân gây táo bón thực thể.

    1. Nguyên nhân gây táo bón cơ năng:

    • Trẻ bị rối loạn tiêu hóa

    • Trẻ lười ăn rau, lười uống nước

    • Chế độ ăn thiếu chất xơ

    • Trẻ lười vận động

    • Trẻ có thói quen nhịn đi vệ sinh

    • Trẻ bước vào giai đoạn phát triển mới: ăn dặm, đi lớp…

    • Trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

    Trẻ lười ăn rau dẫn đến táo bón

    2. Nguyên nhân gây táo bón thực thể:

    • Các bệnh rối loạn chức năng về thần kinh như: thần kinh dạ dày - ruột (Bệnh Hirschsprung, loạn sản thần kinh ruột, bệnh Chaga) hoặc thần kinh trung ương (bại não, thoát vị màng não tủy, u dây sống, tật nứt dọc tủy sống)

    • Các rối loạn về nội tiết chuyển hóa hoặc bệnh hệ thống: suy giáp trạng, đa xơ cứng, tăng hoặc giảm Canxi máu…

    • Các bệnh về đại tràng - trực tràng: u đại tràng, u trực tràng, phình giãn đại tràng… 

    III - Phương pháp chẩn đoán táo bón ở trẻ

    Khi trẻ có các dấu hiệu táo bón, bố mẹ nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh và nguyên nhân gây bệnh.

    Các bác sĩ có thể cần một số thông tin sau, bố mẹ nên quan sát và ghi lại để cung cấp cho bác sĩ giúp quá trình chẩn đoán chính xác hơn:

    • Thời điểm xuất hiện triệu chứng nghi ngờ táo bón

    • Số lần đi đại tiện: trẻ đi đại tiện bao nhiêu lần/tuần?

    • Tình trạng phân trẻ: phân có to và khô cứng không, màu phân thế nào, trong phân có lẫn máu không?

    • Trẻ có cảm thấy đau đớn, khó chịu khi đi đại tiện không?

    • Một số biểu hiện khác có thể có ở trẻ bị táo bón: gồng cứng người, đỏ mặt, đổ mồ hôi, khóc, trốn đi ngoài

    • Tình trạng ăn uống của trẻ: trẻ có dấu hiệu chán ăn hay không?

    Đưa trẻ đi khám ở các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác nhất

    Ngoài ra, các bác sĩ còn có thể khám bằng các biện pháp thăm trực tràng, quan sát vị trí hậu môn, siêu âm, chụp Xquang…

    IV - Các biện pháp xử trí khi trẻ bị táo bón

    Đối với táo bón cơ năng ở trẻ, mục tiêu điều trị đó là khôi phục lại khuôn phân bình thường (phân mềm, không đau khi đi ngoài, không són phân) và ngăn ngừa tái phát

    1. Trẻ táo bón dùng thuốc gì?

    Một số loại thuốc thường dùng khi trẻ bị táo bón được các bác sĩ chỉ định là:

    • Thuốc Thụt tháo phân (dùng trước khi điều trị duy trì):

    - PEG (Poly ethylene glycol): 1 – 1,5g/1kg/ngày x 3 ngày (uống).

    - Thụt hậu môn: Phosphate soda enemas (Fleet): trẻ > 2 tuổi.

    - Dầu paraffin: trẻ > 1 tuổi: 15- 30ml/tuổi (năm) chia 2 lần.

    • Các thuốc điều trị duy trì

    - Nhuận tràng thẩm thấu:

    + Lactulose (Duphalac): 1- 3ml/kg/ngày, chia 2 lần.

    + Sorbitol : 1- 3ml/kg/ngày, chia 2 lần.

    + PEG 3350 không có điện giải: 1g/kg/ngày.

    + Magnesium hydroxide: 1- 3ml/kg/ngày, chia 2 lần.

    Thuốc nhuận tràng thẩm thấu Duphalac chứa Lactulose 667g/l

    - Nhuận tràng bôi trơn (ít dùng)

    + Dầu paraffin: trẻ > 1 tuổi: 1- 3ml/kg/ngày, chia 2 lần.

    - Nhuận tràng kích thích:

    + Bisacodyl ≥ 2 tuổi: 0,5 – 1 viên đạn 10mg/lần.

                                      1 – 3 viên nén 5mg/lần.

    + Glycerin đặt hậu môn.

    >> Xem thêm: Trẻ em bị táo bón uống thuốc gì an toàn - hiệu quả?

    2. Các biện pháp hỗ trợ táo bón không dùng thuốc

    Dùng thuốc điều trị táo bón là biện pháp cuối cùng khi những biện pháp khác không có hiệu quả. Bởi dùng thuốc có thể mang lại tác dụng ngay, nhưng không giải quyết triệt để căn nguyên gây táo bón ở trẻ. Nếu dùng thuốc trong một thời gian dài, trẻ có thể sẽ bị phụ thuộc thuốc. Do đó bố mẹ chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được lạm dụng các loại thuốc nhuận tràng và dụng cụ thụt tháo cho trẻ.

    Thay vào đó, bố mẹ nên thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng cho trẻ bằng cách:

    • Cho trẻ uống nhiều nước: nước ấm, nước hoa quả, nước canh…

    • Khuyến khích trẻ ăn rau xanh hoặc bổ sung chất xơ cho trẻ

    • Cho trẻ vận động nhiều hơn

    • Luyện tập thói quen đi vệ sinh vào khung giờ cố định

    • Bổ sung men vi sinh cho trẻ

    Cho bé sử dụng men vi sinh Fitolabs Biomix để cải thiện táo bón

    3. Chế độ ăn giúp cải thiện táo bón ở trẻ

    Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa còn yếu, chưa phát triển hoàn thiện, do đó khi trẻ ăn chế độ ăn như người lớn, có thể hệ tiêu hóa sẽ khó hoạt động trơn tru được. Bố mẹ nên điều chỉnh lại chế độ ăn giúp trẻ giảm áp lực lên hệ tiêu hóa, từ đó cải thiện táo bón. Khi xây dựng chế độ ăn cho trẻ táo bón, cần lưu ý các nguyên tắc sau:

    • Cho trẻ ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa, ưu tiên cách chế biến mềm, nhừ

    • Cho trẻ ăn nhiều chất xơ từ rau, củ, quả và các ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì nguyên cám

     

    Cho trẻ ăn nhiều chất xơ từ các loại rau củ quả

    • Bổ sung thêm lợi khuẩn từ sữa chua, yakult và các loại men vi sinh

    • Hạn chế đồ ăn nhanh, đồ dầu mỡ, cay nóng

    • Ưu tiên các món canh rau có độ nhớt như rau mồng tơi, rau đay

    • Cho trẻ uống thêm nước

    Trên đây là các biện pháp xử trí đối với táo bón cơ năng ở trẻ.

    >> Xem thêm: Trẻ táo bón lâu ngày cỡ nào cũng khỏi nhờ ăn những món này

    Đối với táo bón thực thể, cần điều trị dứt điểm các nguyên nhân gây táo bón, chẳng hạn:

    • Bệnh phình đại tràng bẩm sinh: phẫu thuật cắt bỏ đoạn đại tràng vô hạch.

    • Bệnh suy giáp trạng bẩm sinh: liệu pháp hormon thay thế.

    • Khối u vùng tủy- thắt lưng, các dị tật thần kinh như thoát vị màng não tủy hoặc tật nứt dọc đốt sống phải được điều trị triệt để bằng phẫu thuật…

    Qua bài viết trên, chắc hẳn bố mẹ đã có thêm nhiều thông tin hữu ích để giúp trẻ vượt qua tình trạng táo bón. Để được các chuyên gia của Fitolabs Baby tư vấn trực tiếp về tình trạng sức khỏe của bé, bố mẹ hãy vui lòng liên hệ Hotline 0928138111 nhé.

     

    Đăng kí nhận tư vấn từ chuyên gia

    Tiêu chảy Fitolabs ZinC Fitolabs Biomix Men vi sinh Fitolabs Biozym Trẻ khó ngủ Fitolabs BaciPro Tăng sức đề kháng Fitolabs Imucal Trẻ biếng ăn Bổ não Bổ mắt Fitolabs DHA Xtra Dinh dưỡng của trẻ Trẻ sinh non Dấu hiệu trẻ thông minh trí thông minh Bổ sung DHA Fitolabs Gastic Fitolabs Kool Bổ gan Phân sống Muối tắm thảo dược Zizobii Chàm sữa Fitolabs Belax Táo bón Viêm họng Fitolabs Keobi Viêm dạ dày Trào ngược dạ dày thực quản Tăng sức đề kháng Fitolabs D3 - K2 Fitolabs Otee Gạc rơ lưỡi Fitolabs ZinC Trẻ sơ sinh Men vi sinh Fitolabs BaciPro Tăng chiều cao Fitolabs Becao Nôn trớ Rối loạn tiêu hóa Fitolabs Biomix Fitolabs Gastic Trào ngược dạ dày thực quản bổ sung vi chất Tăng chiều cao canxi cho bé còi xương Fitolabs ZinC Tăng sức đề kháng Trẻ biếng ăn Fitolabs Biozym Tăng động giảm chú ý Fitolabs DHA Xtra trẻ chậm nói Trẻ khó ngủ Fitolabs Imucal Fitolabs D3 - K2 bổ sung calci canxi trẻ thiếu canxi Fitolabs Becao Fitolabs Bomax Bổ mắt Cận thị ở trẻ em Trẻ ngủ không sâu giấc trẻ khó ngủ thiếu vitamin d3k2 hay giật mình vitamin D3K2 Fitolabs Biotop tăng chiều cao trẻ chậm lớn sắt hữu cơ cho bé trẻ thiếu máu sắt quá liều D3 quá liều D3K2 Fitolabs Biomix Men vi sinh Bổ sung sắt Fitolabs BioFe thiếu sắt Chậm phát triển trí tuệ uống vitamin d3k2 đến khi nào khi nào ngừng uống vitamin d3k2 trẻ uống vitamin d3k2 trong bao nhiêu tháng kem chống nắng Fitolabs Suny Hăm da Muối tắm thảo dược Zizobii Chàm sữa Kem bôi Otee silver Chăm sóc da Tắm gội thảo dược Chống nắng cho bé Fitolabs Kembi Rôm sảy Mụn nhọt zizobii Xịt mũi thảo dược Fitolabs Nabi Viêm mũi Viêm họng Fitolabs Keobi Fitolabs Imucal Fitolabs ZinC Fitolabs Biotop Xịt họng Fitolabs Beho Ho kéo dài Dị ứng Fitolabs Chambi Trẻ bị ho Trẻ sơ sinh Bệnh đường hô hấp Fitolabs BaciPro Dinh dưỡng của trẻ Fitolabs DHA Xtra Bổ não Nôn trớ Rối loạn tiêu hóa Fitolabs Biozym Men vi sinh Fitolabs BaciPro Tiêu chảy Fitolabs Biomix Viêm dạ dày Trớ sữa Fitolabs Imucal Tăng sức đề kháng Trẻ bị tay chân miệng trí thông minh Nóng trong Bổ gan Fitolabs Kool Fitolabs ZinC Cúm A Fitolabs Beho Fitolabs Keobi Fitolabs Nabi Xịt mũi thảo dược Viêm họng Bệnh đường hô hấp Tăng chiều cao Trẻ biếng ăn Trẻ khó ngủ Fitolabs Gastic Trào ngược dạ dày thực quản Phân sống Fitolabs Biotop Fitolabs Belax Tăng động giảm chú ý Fitolabs Biozym Trẻ khó ngủ Bổ gan Nóng trong Fitolabs Kool Trẻ biếng ăn Fitolabs DHA Xtra trẻ chậm nói trí tuệ ở trẻ Phân sống Fitolabs BaciPro Men vi sinh Rối loạn tiêu hóa Fitolabs Biomix Fitolabs Belax Táo bón Fitolabs Imucal Tăng sức đề kháng trí thông minh đồ chơi trẻ em Trào ngược dạ dày thực quản Viêm dạ dày Tiêu chảy kém tập trung ghi nhớ kém Nôn trớ