Bé chậm nói phải làm sao - Đọc ngay kẻo muộn | Fitolabs
Hạnh phúc của bố mẹ là được nghe trẻ cất tiếng bi bô đầu tiên. Ấy thế mà nhiều trẻ mãi vẫn chưa biết gọi mẹ gọi ba, hay mãi chưa nói được tròn câu, khiến bố mẹ vô cùng lo lắng sốt ruột. Bé chậm nói phải làm sao? Bố mẹ hãy đọc ngay bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp nhé.
I - Nhận biết dấu hiệu sớm khi trẻ bị chậm nói
Những bố mẹ nuôi con lần đầu thường sẽ khá bối rối khi con gặp những vấn đề trong quá trình phát triển. Chậm nói là một trong những rối loạn phát triển thường gặp. Bố mẹ cần phát hiện sớm để có cách khắc phục kịp thời.
Dấu hiệu nhận biết sớm tình trạng trẻ chậm nói là:
Trẻ không phản ứng lại giọng nói hoặc âm thanh lớn khi được khoảng 6 đến 8 tuần tuổi
Cha mẹ cười đùa với trẻ nhưng trẻ không phản ứng lại dù đã 2 tháng tuổi
Thờ ơ với mọi người và mọi vật xung quanh khi 3 tháng tuổi
Không quay đầu khi nghe thấy âm thanh khi được 4 tháng tuổi
Không biết tự cười khi đã được 6 tháng tuổi
Không bập bẹ, ê a khi đã 8 tháng tuổi
Chưa nói được các từ đơn khi đã 2 tuổi
Chưa nói được các câu đơn giản khi đã 3 tuổi
Khi trẻ có những dấu hiệu trên, bố mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra ở một số cơ sở y tế uy tín để tìm ra nguyên nhân chính xác.
II - Một số nguyên nhân khiến trẻ chậm nói
Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói có thể được chia thành 4 nhóm:
1. Nguyên nhân thực thể:
Trẻ có những vấn đề về cơ quan phát âm (tai, mũi, họng), cơ quan chỉ huy là não bộ (não bị dị tật bẩm sinh, bại não, di chứng sau xuất huyết não, viêm màng não…)
Đa phần những trẻ chậm nói do nguyên nhân thực thể có liên quan đến vấn đề về thính lực: trẻ bị điếc bẩm sinh, bị thủng màng nhĩ...
Những vấn đề này có thể được phát hiện sớm khi trẻ được khám ở bệnh viện, phòng khám uy tín và sẽ được điều trị theo phác đồ phù hợp.
2. Nguyên nhân tâm lý
Tâm lý ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi của trẻ. Những trẻ gặp biến cố gây sang chấn tâm lý, rất có thể sẽ bị chậm nói.
3. Nguyên nhân do môi trường
Môi trường ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng hình thành ngôn ngữ của trẻ. Trẻ học nói qua việc bắt chước người lớn. Nhiều bố mẹ bỏ bê trẻ, không dạy trẻ nói, không giao tiếp hay tương tác với trẻ dẫn đến trẻ chậm nói.
4. Nguyên nhân do chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng phù hợp, khoa học sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện. Đặc biệt là những năm tháng đầu đời, trẻ rất cần các hoạt chất tốt cho não bộ như DHA.
DHA là acid béo chiếm tỉ lệ cao nhất trong tế bào não bộ. Bổ sung DHA đầy đủ cho bé sẽ giúp trí não phát triển vượt bậc.
Những trẻ có chế độ ăn thiếu dưỡng chất, trẻ biếng ăn, thường sẽ thiếu hụt những vi chất cần thiết cho não bộ dẫn đến chậm phát triển về ngôn ngữ.
III - Bé chậm nói thì phải làm sao? Lời giải đáp cho bố mẹ
Bé chậm nói có thể là biểu hiện của rối loạn phát triển, nhưng cũng có thể chỉ là tình trạng nhất thời, sau đó trẻ sẽ học nói bình thường. Vì vậy bố mẹ đừng nên quá lo lắng, cũng không nên chủ quan, cần làm theo hướng dẫn sau:
1. Đưa trẻ đi khám tìm ra nguyên nhân
Khi trẻ có dấu hiệu chậm nói, bố mẹ nên đưa con đi khám để xem trẻ có đang gặp các vấn đề bệnh lý hay không.
Đối với trẻ gặp vấn đề về các cơ quan phát âm: giảm thính lực, dị tật lưỡi, môi, thanh quản…, biện pháp can thiệp có thể là phẫu thuật hoặc đeo dụng cụ hỗ trợ (máy trợ thính).
Trẻ gặp các vấn đề về não, sẽ được các bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị và tư vấn cách giáo dục phù hợp để trẻ hòa nhập cộng đồng.
2. Cân đối chế độ dinh dưỡng
Bố mẹ cần xem xét lại chế độ ăn uống của trẻ. Nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại vitamin, khoáng chất và DHA vì chúng rất tốt cho sự phát triển của não bộ.
Nếu trẻ ăn uống kém, biếng ăn, kém hấp thu, cần cho trẻ dùng thêm sản phẩm bổ sung để hỗ trợ.
3. Dạy trẻ nói một cách khoa học
Trẻ có thể cảm nhận được âm thanh từ khi còn trong bụng mẹ. Ngay từ giai đoạn mang thai, bố mẹ hãy cố gắng giao tiếp với trẻ thật nhiều để trẻ làm quen với giọng nói của bố mẹ. Cho trẻ nghe nhạc nhẹ nhàng từ sớm có thể kích thích sự phát triển trí não.
- Từ 0 - 2 tháng tuổi: Nói chuyện cho trẻ nghe, dùng điệu bộ cử chỉ thu hút sự chú ý của trẻ.
- Từ 2 - 6 tháng tuổi: Cho trẻ nghe nhạc nhẹ nhàng, chơi đồ chơi phát ra âm thanh vui tai. Bố mẹ đọc truyện cho trẻ để tăng sự tập trung và hình thành khả năng tư duy cho trẻ
- Từ 6 - 9 tháng tuổi: Dạy trẻ nói những từ như “ạ, ba, bà, mẹ, ma ma…”
- Từ 9 - 12 tháng tuổi: Dạy trẻ nói những từ đơn như “đi, măm, bố, anh, chị…”
- Từ 12 - 18 tháng tuổi: Dạy trẻ nói được nhiều từ đơn hơn và một số từ ghép đơn giản
- Từ 18 tháng tuổi - 2 tuổi: Dạy trẻ nói tên những con vật, đồ vật, trả lời một số câu hỏi có không bằng câu “Có ạ”, “Không ạ”
- Trẻ từ 2 tuổi trở lên: Dạy trẻ cách ghép câu, từ câu ngắn đến câu dài.
Trong quá trình dạy trẻ, bố mẹ không nên cho trẻ xem ti vi, điện thoại quá nhiều. Rất nhiều trẻ có dấu hiệu rối loạn ngôn ngữ khi bố mẹ lạm dụng việc cho xem thiết bị điện tử. Hãy cổ vũ, động viên con khi con tiến bộ và hãy kiên nhẫn khi trẻ chưa nói được như bố mẹ mong muốn.
IV - Bổ sung DHA cho trẻ chậm nói - Giải pháp hàng đầu được chuyên gia khuyến cáo
DHA là dưỡng chất vô cùng quan trọng đối với sự phát triển trí não. Tuy nhiên trẻ thường không được cung cấp đủ qua bữa ăn hằng ngày. Vì thế bố mẹ nên tăng cường DHA cho trẻ để giúp con phát triển tốt hơn từ thực phẩm bổ sung.
Fitolabs DHA Xtra đang là sản phẩm được nhiều mẹ tin dùng nhất hiện nay.
DHA Xtra với nguyên liệu DHA nhập khẩu từ Đan Mạch đảm bảo tinh khiết, chất lượng cao
DHA từ thảo dược hàm lượng cao, dễ hấp thu, cho hiệu quả vượt trội
Vị cam thơm ngon, không tanh, bé nào cũng yêu thích
Dạng nhỏ giọt có sẵn ống bóp tiện dùng
Theo các nghiên cứu khoa học, DHA (Docosahexaenoic Acid) có khả năng tăng sự tập trung, tăng khả năng ghi nhớ và nhận thức của trẻ. Từ đó, DHA giúp trẻ thông minh nhanh nhạy hơn, học hỏi tốt hơn.
Sản phẩm DHA Xtra bổ sung DHA cho bé hiện nay đã có mặt tại hệ thống nhà thuốc trên toàn quốc và được bán online tại kênh Shopee, Tiki chính hãng của nhãn hàng.
Bài viết trên đã giúp bố mẹ có thêm thông tin về cách xử trí khi bé chậm nói. Hy vọng có thể giúp bố mẹ áp dụng ngay trong quá trình nuôi dạy trẻ. Để được chuyên gia hỗ trợ tư vấn cụ thể hơn, bố mẹ vui lòng liên hệ Hotline 0928138111 nhé.