Nên cho trẻ uống kẽm vào thời điểm nào trong ngày? | Fitolabs
Kẽm là một vi chất thiết yếu đối với sức khỏe của trẻ, đặc biệt là tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài chế độ ăn, hiện nay các bậc phụ huynh cũng rất chú trọng bổ sung kẽm cho bé qua những thực phẩm bổ sung trên thị trường. Câu hỏi “nên cho trẻ uống kẽm vào thời điểm nào trong ngày?” là câu hỏi chung mà nhiều bố mẹ cũng đang tìm lời giải đáp. Để trả lời cho câu hỏi này, mời bố mẹ tham khảo bài viết sau.
I - Tại sao cần cho trẻ uống thêm kẽm từ thực phẩm bổ sung?
Kẽm mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ trong giai đoạn đang phát triển. Tiêu biểu phải kể đến những vai trò chính của kẽm đối với sức khỏe của bé như sau:
Tăng cường sức đề kháng, giúp trẻ phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng do virus, vi khuẩn, trong đó có các bệnh nhiễm trùng hô hấp và tiêu hóa là rất hay gặp ở trẻ
Kích thích vị giác giúp bé ăn ngon miệng
Duy trì chức năng của hệ thần kinh, khả năng nhận thức
Giúp điều hòa hormon sinh dục
Giảm nguy cơ gây mụn
Giúp nhanh lành vết thương
Vai trò của kẽm đối với sức khỏe con người
Cơ thể không có khả năng dự trữ kẽm, vì vậy cần bổ sung hằng ngày cho trẻ. Chế độ ăn cũng là một nguồn cung cấp kẽm dồi dào cho trẻ. Tuy nhiên rất khó để kiểm soát lượng kẽm nạp vào cơ thể qua các thực phẩm thường ngày. Trong cuộc khảo sát ở 4362 trẻ dưới 5 tuổi, 75% trẻ được xác định thiếu kẽm. Do đó bên cạnh chế độ ăn giàu kẽm, bố mẹ nên bổ sung thêm kẽm cho trẻ qua thực phẩm bổ sung để đảm bảo trẻ được cung cấp đủ vi chất này cho nhu cầu thiết yếu hằng ngày của bé.
>> Xem thêm: Kẽm có trong thực phẩm nào? - Cẩm nang chăm sóc bé
II - Nên cho trẻ uống kẽm vào thời điểm nào trong ngày
Theo Mayoclinic, các sản phẩm bổ sung kẽm ngoài chế độ ăn nên được bổ sung trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ để cơ thể trẻ hấp thu tối đa. Nếu trẻ đang gặp các vấn đề về dạ dày như: viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, bố mẹ nên cho trẻ uống kẽm ngay trong bữa ăn để giảm kích ứng lên dạ dày.
Ở một số trẻ và một số loại kẽm, việc sử dụng có thể gây ra cảm giác buồn nôn nhẹ, đặc biệt là khi dùng vào buổi sáng sớm, hoặc khi bụng đói. Do đó chuyên gia khuyến cáo nên dùng vào buổi trưa hoặc tối. Đồng thời nên lựa chọn loại kẽm ít tác dụng phụ như Kẽm gluconat.
Theo một số nghiên cứu, dùng kẽm vào buổi tối có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ. Đây có thể là một gợi ý cho bố mẹ khi dùng kẽm cho trẻ có hiện tượng khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
Uống kẽm vào buổi tối có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ
II - Những lưu ý khác khi bổ sung kẽm cho trẻ
1. Liều dùng kẽm cho trẻ theo chuyên gia khuyến cáo
Thiếu kẽm hay thừa kẽm ở trẻ cũng gây ra những hậu quả nguy hiểm tới sức khỏe. Do vậy chỉ nên bổ sung đủ nhu cầu hằng ngày của trẻ. Ngoài chế độ ăn uống, bố mẹ có thể bổ sung thêm kẽm cho trẻ từ thực phẩm bổ sung theo liều lượng như sau:
Trẻ sơ sinh (0-6 tháng tuổi): 2mg/ngày
Trẻ 7 tháng đến 3 tuổi: 5mg/ngày
Trẻ từ 4 - 13 tuổi: 10mg/ngày
Trẻ trên 13 tuổi và người lớn: 15mg/ngày
Trong trường hợp bổ sung kẽm để điều trị tiêu chảy ở trẻ, cần dùng theo liều sau:
Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 10mg/ngày trong 10-14 ngày
Trẻ trên 6 tháng tuổi: 20mg/ngày trong 10-14 ngày
Nên cho trẻ dùng đúng liều lượng kẽm hằng ngày theo khuyến cáo của chuyên gia
2. Cần làm gì nếu quên 1 liều:
Nếu chẳng may quên 1 liều kẽm, bố mẹ hãy cho trẻ uống bù ngay khi nhớ ra. Nếu thời điểm nhớ ra quên liều sát với thời điểm dùng liều tiếp theo, bố mẹ nên bỏ qua liều đã quên. Không nên cho trẻ uống gấp đôi liều cần dùng.
Nếu bỏ lỡ việc bổ sung kẽm trong một hoặc nhiều ngày thì cũng không có gì đáng lo ngại, vì phải mất một thời gian thì cơ thể trẻ mới bắt đầu có dấu hiệu của thiếu kẽm. Nhưng bố mẹ cũng không nên chủ quan, khi bổ sung kẽm cho trẻ nên bổ sung liên tục, đúng liều lượng trong khoảng thời gian nhất định để đạt hiệu quả cao nhất.
3. Những thực phẩm làm giảm hấp thu kẽm
Khi kẽm kết hợp với một số loại thực phẩm, có thể sẽ không được hấp thu tối đa vào cơ thể. Một số loại thực phẩm có nguy cơ làm giảm hấp thu kẽm là:
Gạo nguyên cám
Thực phẩm giàu chất xơ
Thực phẩm chứa phốt pho như sữa hoặc thịt gia cầm
Bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt
Nếu đang cho bé dùng sản phẩm bổ sung kẽm, nên tránh những thực phẩm trên ít nhất 2 giờ trước hoặc sau khi bổ sung kẽm.
Bánh mỳ và ngũ cốc nguyên hạt làm giảm hấp thu kẽm
Nếu ngoài kẽm, muốn bổ sung thêm canxi, sắt cho bé, cần dùng cách nhau ít nhất 2 giờ để có được lợi ích đầy đủ từ mỗi loại thực phẩm bổ sung.
4. Những dấu hiệu cảnh báo cần liên hệ bác sĩ
Tuy kẽm khá an toàn đối với trẻ, nhưng cũng có một số ít trường hợp gây ra phản ứng phụ. Những phản ứng này có thể nhẹ và không cần điều trị, nhưng cũng cần theo dõi từ bác sĩ. Bố mẹ lưu ý những dấu hiệu bất thường ở trẻ sau đây:
Ớn lạnh
Loét miệng họng
Sốt
Ợ nóng
Khó tiêu
Buồn nôn, nôn
Viêm họng
Mệt mỏi hoặc suy nhược bất thường
>> Xem thêm: 10 điều mẹ cần biết khi bổ sung kẽm cho bé