Dấu hiệu nhận biết rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và cách xử trí cực hiệu quả | Fitolabs
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng chức năng tiêu hóa bị thay đổi bất thường dẫn đến các biểu hiện như tiêu chảy, táo bón, phân sống, nôn trớ, kém hấp thu. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh sẽ rất nguy hiểm nếu không được xử trí kịp thời. Vì thế, bố mẹ cần nhận biết sớm dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh để xử trí nhanh chóng, tránh gây ra những hậu quả không mong muốn.
I - Dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh
1. Tiêu chảy
Tiêu chảy là một trong những rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Dấu hiệu nhận biết tình trạng tiêu chảy là: Trẻ đi ngoài phân lỏng trên 3 lần/ngày, phân có thể lẫn nhầy máu. Ngoài ra trẻ có thể có thêm một số triệu chứng khác như: sốt, mệt mỏi, chán ăn…
2. Táo bón
Trẻ sơ sinh táo bón được nhận biết bởi dấu hiệu: đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần, phân khô, cứng, khuôn phân to, trẻ đi ngoài khó khăn, đau rát hậu môn và thường hay khóc khi đi đại tiện.
Nếu trẻ đi ngoài ít, nhưng phân vẫn mềm, trẻ không đau rát, khó chịu thì chưa gọi là táo bón. Chỉ là do trẻ sơ sinh chủ yếu bú sữa, lượng phân ít nên số lần đi đại tiện cũng ít.
3. Nôn trớ
Nôn trớ (trớ sữa) rất thường xuyên xảy ra ở trẻ sơ sinh
Nôn trớ là hiện tượng thức ăn, dịch dạ dày trào ngược lên qua miệng và đi ra ngoài. Trẻ sơ sinh nôn trớ đa phần là do sinh lý, chỉ có một tỷ lệ nhỏ là do rối loạn tiêu hóa.
Nôn trớ sinh lý bao gồm các nguyên nhân: dạ dày trẻ nằm ngang nên thức ăn dễ bị trào ngược lên, cơ vòng thực quản chưa đóng chặt như người lớn, trẻ ăn thức ăn lỏng nên khi nằm dễ bị trào ngược, trẻ bú quá no. Nôn trớ sinh lý ở trẻ sơ sinh sẽ dần hết khi trẻ được 1 tuổi.
Ngoài những nguyên nhân trên, trẻ sơ sinh nôn trớ có thể do rối loạn tiêu hóa. Trong trường hợp này bố mẹ cần can thiệp để cải thiện cho trẻ.
4. Phân sống
Hiện tượng phân sống báo hiệu việc tiêu hóa kém, không tiêu hóa được hoàn toàn lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Dẫn đến những biểu hiện như sau:
Phân lợn cợn hạt, có thể kèm theo nhầy, bọt, mùi chua
Phân có lúc lỏng, lúc sệt, có lúc tách thành nước riêng phân riêng
II - Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Bố mẹ nên nắm được các nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này để phòng tránh cũng như có hướng xử trí phù hợp.
1. Trẻ sơ sinh rối loạn tiêu hóa do hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn toàn
Hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn toàn như người lớn. Chức năng tiêu hóa còn yếu, dễ bị ảnh hưởng, lượng enzym tiêu hóa tiết ra ít. Vì thế trẻ rất dễ gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa.
2. Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có thể do mất cân bằng vi sinh đường ruột, hại khuẩn chiếm ưu thế hơn lợi khuẩn
Hệ vi sinh đường ruột có vai trò rất quan trọng đối với tiêu hóa. Trong đó các vi khuẩn có lợi (lợi khuẩn) là yếu tố quan trọng giữ cho hệ vi sinh vật ở trạng thái cân bằng, hỗ trợ chức năng tiêu hóa. Cụ thể như sau:
Lợi khuẩn ức chế sự phát triển của hại khuẩn trong đường ruột
Điều hòa nhu động ruột
Tiết ra chất nhầy làm trơn niêm mạc ruột giúp thức ăn và chất thải di chuyển một cách trơn tru
Kích thích tiết ra các enzym tiêu hóa
Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
Khi số lượng hại khuẩn tăng và lợi khuẩn giảm đột ngột, sẽ gây ra tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Lúc này, hại khuẩn có cơ hội nhân lên, tiết ra độc tố làm tổn thương niêm mạc ruột, lợi khuẩn không còn thể hiện được vai trò hỗ trợ tiêu hóa. Do đó chức năng tiêu hóa cũng sẽ bị giảm sút dẫn đến những rối loạn tiêu hóa nêu trên.
3. Trẻ bị bất dung nạp đường lactose
Bất dung nạp lactose là tình trạng trẻ bị thiếu hụt men lactase - một loại men có tác dụng phân cắt đường lactose có trong sữa. Trẻ sơ sinh gặp tình trạng này có thể do bẩm sinh hoặc do sự rối loạn tiêu hóa kéo dài trước đó gây ra.
Trẻ có biểu hiện đi ngoài phân sống ngay sau khi bú sữa khoảng 20-30 phút, có thể thêm triệu chứng đau bụng, nôn trớ.
4. Dị ứng sữa
Trẻ bị dị ứng nổi mẩn khi dùng sữa bò
Dị ứng đạm bò trong sữa là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Hệ miễn dịch của trẻ nhận diện đạm bò trong sữa bò là một kháng nguyên lạ, cần tiêu diệt. Cơ thể sẽ xảy ra một loạt phản ứng miễn dịch, dẫn đến các triệu chứng: tiêu chảy, đau bụng, phát ban, khó thở… sau khi bú sữa khoảng vài phút đến vài giờ.
5. Do chế độ ăn của mẹ không phù hợp
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chế độ ăn của người mẹ ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng sữa. Khi mẹ ăn nhiều đồ ăn không lành mạnh, trẻ cũng sẽ nhận được những chất không lành mạnh đó, dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
Những thức ăn mẹ nên hạn chế khi trong thời kỳ cho con bú là:
Đồ chiên rán, thức ăn nhiều dầu mỡ
Đồ chua, cay, nóng
Cà phê, rượu, chất kích thích
Đồ uống có ga
III - Cách xử trí tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh cực hiệu quả
Chăm sóc tiêu hóa cho con ngay từ những ngày tháng đầu đời là vô cùng quan trọng. Nếu để trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, có thể dẫn tới hội chứng kém hấp thu. Trẻ sẽ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất và trí tuệ.
Khi trẻ sơ sinh có những dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa, bố mẹ nên có những biện pháp can thiệp nhanh chóng và kịp thời.
1. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Cho trẻ uống dung dịch Oresol để bù nước, điện giải
Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, mẹ nên chú ý thực hiện các biện pháp xử trí sau:
Bù nước và điện giải cho trẻ bằng cách tăng cường cho trẻ bú mẹ, có thể dùng thêm dung dịch Oresol nếu trẻ không chịu bú mẹ.
Điều chỉnh chế độ ăn của mẹ: Tăng cường các thực phẩm chứa kẽm, vitamin A, rau củ quả; hạn chế đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ khó tiêu.
Bổ sung lợi khuẩn cho bé qua các sản phẩm men vi sinh, tham khảo men vi sinh dạng ống Fitolabs BaciPro của thương hiệu Fitolabs Baby
Bổ sung kẽm cho trẻ: 10mg/ngày x10-14 ngày (Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi). Lưu ý nếu dùng nhiều sản phẩm có chứa kẽm thì nên tính tổng lượng kẽm nạp vào qua các sản phẩm đó.
Nên đưa trẻ đi khám khi:
Trẻ bị tiêu chảy trên 3 ngày không cải thiện
Phân lẫn máu
Trẻ nôn trớ nhiều, không bù được nước, điện giải bằng đường uống
Trẻ có dấu hiệu mất nước: Mệt mỏi, li bì, da nhăn nheo, nếp véo da mất chậm
2. Trẻ sơ sinh bị táo bón
Trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày rất nguy hiểm. Ngay khi trẻ chớm có dấu hiệu táo bón, bố mẹ nên xử lý ngay bằng cách:
Lựa chọn loại sữa có chứa chất xơ hòa tan, men vi sinh
Bổ sung thêm men vi sinh và chất xơ cho trẻ qua các chế phẩm phù hợp
Nếu trẻ bú mẹ, mẹ có thể thay đổi chế độ ăn của mình, tăng cường rau xanh, sữa chua, hạn chế thực phẩm chua, cay, nóng và thức ăn chứa nhiều dầu mỡ.
Mát xa bụng cho trẻ thường xuyên
Chườm khăn ấm quanh bụng trẻ
Nên sử dụng men vi sinh Fitolabs Biomix để bổ sung lợi khuẩn và chất xơ cho trẻ
Lưu ý nên hạn chế dùng dụng cụ tháo thụt cho trẻ. Vì biện pháp này chỉ giải quyết tạm thời, không cải thiện được chất lượng phân và khả năng tống đẩy của đường ruột. Chỉ nên dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ. Nếu lạm dụng sẽ làm tổn thương hậu môn của trẻ, trẻ dễ bị phụ thuộc, dẫn đến táo bón ngày càng khó điều trị hơn.
3. Trẻ sơ sinh nôn trớ nhiều lần
Trẻ sơ sinh nôn trớ là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng nếu nôn trớ nhiều lần cũng có thể dẫn đến trẻ không hấp thu được hết chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Nôn trớ nhiều cũng khiến trẻ bị mất nước, điện giải rất nguy hiểm nếu không được bổ sung kịp thời.
Bố mẹ có thể cải thiện tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh bằng cách:
Bổ sung men vi sinh cho trẻ
Vỗ ợ hơi cho trẻ thường xuyên
Để trẻ gối cao đầu hơn người khi bú
Bù dịch cho trẻ bằng cách tăng số cữ bú (không ép trẻ bú quá no)
Nếu trẻ nôn nhiều cần cho trẻ dùng thêm cả dung dịch Oresol để bù nước và điện giải
Không cho trẻ vừa bú vừa ngủ
Không đùa giỡn với trẻ ngay khi vừa bú xong
4. Trẻ gặp tình trạng phân sống
Bố mẹ cần đưa trẻ đi kiểm tra nếu trẻ có hiện tượng đi ngoài phân sống sau khi bú sữa khoảng 20-30 phút. Điều này để chắc chắn rằng trẻ có bị bất dung nạp lactose hay không.
Sữa Free Lactose là loại sữa chuyên biệt được chuyên gia khuyên dùng cho trẻ bất dung nạp Lactose
Nếu trẻ bị bất dung nạp lactose, mẹ nên chuyển dần sang loại sữa Free lactose cho trẻ. Một số loại sữa Free Lactose đang được tin dùng hiện nay: Similac Isomil IQ 1, Enfamil A+ Lactofree Care, Nan AL110, Aptamil Lactose Free, Wakodo Bonlact I…
Ngoài ra, khi trẻ sơ sinh bị đi ngoài phân sống, mẹ cần:
Bổ sung men vi sinh cho bé trong một khoảng thời gian được khuyến cáo (ít nhất 3 tháng)
Nếu mẹ đang cho con bú, cần thay đổi chế độ ăn, ưu tiên các món dễ tiêu hóa, tránh đồ ăn chứa quá nhiều dầu mỡ và khó tiêu
Bổ sung kẽm cho bé để phục hồi hệ tiêu hóa
Chia lượng sữa mà trẻ bú thành nhiều cữ nhỏ
Trên đây là những biện pháp đơn giản mà cực kỳ hiệu quả để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Bố mẹ hãy lưu lại và áp dụng ngay tại nhà để bé nhanh chóng hồi phục nhé.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp liên quan đến vấn đề sức khỏe của bé, bố mẹ hãy liên hệ ngay với chuyên gia của Fitolabs Baby qua Hotline 0928138111 để được tư vấn.