Vì sao trẻ sơ sinh hay bị trào ngược dạ dày thực quản?
Trào ngược dạ dày thực quản là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nôn trớ, thở khò khè ở trẻ sơ sinh. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, bố mẹ hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
I - Những điều bố mẹ cần biết về tình trạng trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản thường xuyên xảy ra ở trẻ sơ sinh, đặc biệt tăng dần ở trẻ sơ sinh từ 2 đến 6 tháng tuổi và có thể giảm sau 7 tháng.
1. Trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng thức ăn, dịch dạ dày di chuyển ngược từ dạ dày đi lên vùng thực quản.
Trào ngược dạ dày thực quản
Bình thường thức ăn đi xuống dạ dày qua cơ vòng thực quản. Cơ vòng này có chức năng giống như một chiếc van một chiều. Khi thức ăn đi qua, cơ vòng thực quản sẽ đóng lại, giữ cho thức ăn không di chuyển ngược lên trên. Thức ăn được co bóp ở dạ dày rồi tống xuống ruột non qua một van nữa là môn vị dạ dày. Nếu quá trình tiêu hóa có bất thường, chẳng hạn như cơ vòng thực quản hoạt động không tốt, hoặc thức ăn tại dạ dày không đi xuống ruột được, sẽ có nguy cơ bị trào ngược lên trên thực quản, kèm theo dịch vị dạ dày.
2. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản
Trớ sữa:
Trào ngược dạ dày thực quản khiến trẻ hay bị nôn trớ. Tình trạng này khác với việc nôn do co thắt dạ dày. Trẻ không có dấu hiệu gồng người. Trẻ thường trớ sữa khi vừa bú xong.
Khò khè:
Dịch dạ dày trào ngược lên vùng thực quản và họng có thể làm tăng tiết đờm, gây ra tình trạng bé thở khò khè. Nguy hiểm hơn có thể gây khó thở, ngưng thở ở trẻ.
Ho:
Sữa và dịch vị dạ dày khi bị trào ngược đi vào đường hô hấp có thể khiến bé bị sặc, ho
Ngoài các dấu hiệu trên, trẻ có thể cảm thấy khó chịu, bỏ bú. Bố mẹ cần lưu ý để can thiệp sớm. Vì tình trạng này kéo dài có nguy cơ dẫn đến bé sụt cân, chậm lớn.
II - Tại sao trẻ sơ sinh hay bị trào ngược dạ dày thực quản?
Ở trẻ sơ sinh, cơ vòng thực quản còn mỏng và yếu, đóng không chặt do đó dễ tạo điều kiện cho thức ăn và dịch vị dạ dày di chuyển theo chiều ngược lên trên.
Trẻ sơ sinh đa phần nằm ngang là một trong những nguyên nhân gây trào ngược
Một số nguyên nhân khác khiến tình trạng trào ngược dạ dày thực quản thường xuyên xảy ra ở trẻ sơ sinh là:
Hầu hết mọi thời gian trẻ đều nằm hoặc được bế ngửa, nên dạ dày nằm ngang, thức ăn (sữa) dễ bị trào ngược qua cơ vòng thực quản nếu cơ vòng này đóng không chặt.
Trẻ bị hẹp môn vị (là van ngăn giữa dạ dày với ruột non), thức ăn không đi xuống ruột non hoàn toàn nên tích lũy trong dạ dày, khi đầy quá dễ bị trào ngược.
Bé bú quá no. Có nhiều mẹ thường cho bé vừa ngủ vừa bú, bé sẽ không thể tự ngừng bú khi cảm thấy no được. Lúc này lượng sữa trong dạ dày sẽ quá tải đối với bé và dễ bị trào ngược gây ra hiện tượng trớ sữa.
Bé bị rối loạn tiêu hóa, thức ăn không kịp tiêu hóa gây tích lũy trong dạ dày, dần dần sẽ quá tải dẫn đến trào ngược lên trên.
Trẻ sơ sinh hầu như chỉ bú sữa, là chất lỏng, nên khi bé nằm dễ bị chảy ngược qua cơ vòng thực quản.
III - Biện pháp cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh
Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng phổ biến và thường vô hại đối với trẻ. Có thể giảm khi trẻ bước sang tháng thứ 7. Hầu hết trẻ đều bú, chơi và phát triển bình thường. Tuy nhiên nếu diễn ra quá thường xuyên, trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ra:
Bé khó chịu, bỏ bú
Thiếu chất dinh dưỡng, chậm lớn
Tổn thương niêm mạc vùng thực quản, hầu họng.
Viêm phổi
Do đó, bố mẹ nên phát hiện và cải thiện sớm cho trẻ bằng cách thực hiện các biện pháp sau đây:
Cho trẻ nằm cao khi bú sao cho phần đầu cao hơn dạ dày, có thể dùng các loại gối hoặc đệm hỗ trợ.
Cho trẻ bú thành nhiều cữ, không nên cho con bú quá no ở một cữ
Thường xuyên vỗ ợ hơi cho trẻ
Cho trẻ sử dụng sản phẩm hỗ trợ dạ dày và tăng cường tiêu hóa
Cho trẻ ngủ ở tư thế nằm ngửa trong mọi trường hợp vì đây là tư thế tốt nhất, tránh nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh.
Vỗ ợ hơi giúp trẻ giảm tình trạng trào ngược, nôn trớ
Nên đưa trẻ đi khám khi có các dấu hiệu:
Trẻ bỏ bú liên tục
Trẻ không tăng cân
Trẻ có dấu hiệu nghẹt thở hoặc ngưng thở trên 10 giây: Trẻ khóc thét, tím tái
Có máu hoặc dịch mật (màu xanh lá cây hoặc màu vàng) trong dịch nôn trớ của bé
Có máu trong phân
Trẻ khó thở hoặc ho kéo dài
Khó chịu bất thường sau khi ăn
Trẻ vẫn thường xuyên bị trào ngược sau 6 tháng tuổi
IV - Fitolabs Gastic - Cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày hiệu quả
Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản diễn ra thường xuyên gây khó chịu và phiền toái cho bé. Để giảm hiệu quả tình trạng này, sử dụng sản phẩm hỗ trợ dạ dày là phương pháp được nhiều bà mẹ lựa chọn.
Fitolabs Gastic từ thảo dược thiên nhiên giúp bảo vệ dạ dày, trung hòa dịch acid trong dạ dày, giảm hiện tượng trào ngược, nôn trớ ở trẻ.
Sản phẩm được sản xuất theo dây chuyền hiện đại, khép kín, nhà máy đạt chuẩn GMP. Do đó các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng và độ an toàn của sản phẩm.
Fitolabs Gastic bảo vệ dạ dày - cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày thực quản
Siro bảo vệ dạ dày Fitolabs Gastic được thiết kế dạng gói uống liền tiện lợi, phù hợp cho tất cả các đối tượng. Vị ngọt từ mật ong dễ uống giúp các bé dễ dàng sử dụng.
Fitolabs Gastic hiện đã có mặt tại các nhà thuốc và có hỗ trợ giao hàng online để các mẹ tiện lợi mua sắm.
Để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc liên quan đến sức khỏe của bé, bố mẹ vui lòng liên hệ với chuyên gia của Fitolabs theo HOTLINE 0928.138.111 nhé.