Hướng dẫn theo dõi sự phát triển chiều cao cân nặng của bé
Nhìn con khôn lớn từng ngày là niềm hạnh phúc lớn lao đối với mỗi ông bố bà mẹ. Nhưng nhiều khi bố mẹ cũng băn khoăn không biết con mình có đang phát triển một cách bình thường hay không, có bị thừa cân hay thiếu cân không. Để theo dõi chiều cao cân nặng phát triển của bé, bố mẹ cùng tham khảo bài hướng dẫn dưới đây.
I - Sự phát triển chiều cao, cân nặng theo 3 giai đoạn
Từ khi được hình thành trong bụng mẹ, trẻ như một mầm sống vươn lên một cách kỳ diệu. Mỗi ngày trôi qua là mỗi ngày trẻ phát triển, hoàn thiện cả về thể chất lẫn tâm hồn. Chiều cao cân nặng của bé cũng phát triển không ngừng cho đến khi trẻ trưởng thành. Trong suốt quá trình đó, có 3 giai đoạn quan trọng nhất trẻ phát triển về chiều cao cân nặng một cách vượt trội.
Giai đoạn bào thai: Đây là giai đoạn xây dựng nền móng vững chắc cho sức khỏe của bé, làm tiền đề cho sự phát triển sau này. Nếu mẹ được bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong quá trình mang thai, bé sinh ra sẽ khỏe mạnh và đạt chiều cao khoảng 50cm từ khi chào đời.
Giai đoạn 0 - 3 tuổi: Giai đoạn này, bé có những sự phát triển vượt trội về chiều cao, cân nặng. Năm thứ nhất, bé tăng khoảng 25cm. Hai năm tiếp theo mỗi năm tăng khoảng 10cm.
Giai đoạn tuổi dậy thì: Đây là giai đoạn bé phát triển nhanh nhất về chiều cao, cân nặng. Thường sẽ kéo dài trong khoảng 6 năm. Đối với bé gái bắt đầu từ 10 tuổi, với bé trai bắt đầu từ 12 tuổi. Trong mỗi năm đó, nếu được chăm sóc tốt, trẻ sẽ tăng khoảng 8-12cm.
Trẻ phát triển từng ngày nhưng 3 giai đoạn trên là “giai đoạn vàng”, bố mẹ cần chú ý sự theo dõi sự phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ để can thiệp kịp thời nếu có bất thường.
II - Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn của bé trai, bé gái theo WHO
Để trẻ được phát triển khỏe mạnh, bố mẹ phải luôn theo dõi sát sao, đặc biệt trong những giai đoạn quan trọng của trẻ. Sau khi nghiên cứu trên nhiều trẻ khỏe mạnh, bảng chiều cao cân nặng sau đây là thước đo trung bình giúp bố mẹ có thể theo dõi xem, con mình có đang phát triển bình thường như những bạn cùng trang lứa hay không.
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé từ 0-10 tuổi
Khi trẻ có chiều cao cân nặng chưa phù hợp so với trung bình độ tuổi, bố mẹ nên xem xét lại để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục.
III - Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của bé
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của bé. Trong đó có những yếu tố bố mẹ có thể thay đổi được, nhưng cũng có yếu tố không thể thay đổi:
1. Di truyền
Yếu tố di truyền thường không thể thay đổi được. Gene sẽ quy định chiều cao tối đa mà trẻ có thể đạt được. Trẻ có đạt được chiều cao đó khi trưởng thành không còn phụ thuộc vào những yếu tố khác.
2. Dinh dưỡng
Đây là yếu tố chính quyết định chiều cao cân nặng của trẻ. Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ góp phần giúp trẻ đạt được chiều cao tối đa và cân nặng phù hợp, cân đối.
3. Vận động
Trẻ vận động giúp tăng các quá trình chuyển hóa, trao đổi chất trong cơ thể, giúp thúc đẩy việc hấp thu chất dinh dưỡng. Đồng thời việc vận động, luyện tập thể thao cũng tăng cường đưa Canxi vào mô xương giúp xương nhanh dài ra và vững chắc hơn.
Trẻ vận động thường xuyên sẽ kích thích tăng trưởng chiều cao
4. Giấc ngủ và môi trường
Khi trẻ ngủ say, não sẽ kích thích tuyến yên tiết ra hormon tăng trưởng GH. Hormon này có vai trò giúp cho cơ, xương phát triển.
Môi trường sống nhiều ánh nắng mặt trời giúp trẻ có thể nhận được nhiều vitamin D hơn. Điều đó góp phần làm tăng hấp thu Canxi, giúp tăng chiều cao cho trẻ.
4. Mắc bệnh lý
Những bệnh lý liên quan đến tuyến yên ảnh hưởng trực tiếp tới hormon tăng trưởng GH có thể làm chiều cao cân nặng của trẻ phát triển bất thường.
Một số loại thuốc cũng ảnh hưởng đến nồng độ Canxi trong xương như Corticoid, thuốc chống động kinh (phenytoin…)
Trẻ có thể ăn uống kém hơn trong thời gian đang mắc bệnh lý dẫn đến thiếu chất, chậm phát triển chiều cao cân nặng.
5. Sự quan tâm của bố mẹ
Sự quan tâm của bố mẹ tới sức khỏe của trẻ là yếu tố hết sức quan trọng quyết định sự phát triển của trẻ. Trẻ được tiêm vacxin đầy đủ, được nuôi dưỡng bằng chế độ ăn uống khoa học, được chăm sóc và điều trị khi ốm đau, được yêu thương, quan tâm chắc hẳn sẽ phát triển tốt hơn cả về thể chất lẫn tâm hồn.
IV - Cách cải thiện chiều cao cân nặng của bé
Hiểu được tất cả những yếu tố trên, bố mẹ sẽ tìm ra được nguyên nhân tại sao bé nhà mình lại chưa đạt được chiều cao, cân nặng như mong muốn. Để phát triển chiều cao, cân nặng cho bé, đầu tiên bố mẹ cần cải thiện chế độ dinh dưỡng. Không phải cứ cho trẻ ăn nhiều là sẽ đầy đủ được những vi chất cần thiết. Việc thừa hoặc thiếu bất kì một chất dinh dưỡng nào cũng không tốt đối với bé. Do đó cần bổ sung đúng và đủ. Những vi chất quan trọng thường hay thiếu trong chế độ dinh dưỡng của trẻ em là:
Kẽm: giúp kích thích ăn ngon, tổng hợp - bài tiết hormone tăng trưởng,tăng cường khả năng miễn dịch, chống nhiễm khuẩn
Lysine: giúp trẻ ăn ngon miệng, gia tăng chuyển hóa, hấp thu tối đa dinh dưỡng và phát triển chiều cao
Bộ 3 phát triển chiều cao: Vitamin D, vitamin K2, Canxi, giúp phát triển chiều cao tối ưu.
Đối với những vi chất trên, chế độ ăn uống thường ngày khó đáp ứng đủ nhu cầu của bé. Bố mẹ nên bổ sung cho trẻ bằng các sản phẩm chuyên biệt phù hợp với bé.
Cốm Fitolabs Imucal giúp bé phát triển toàn diện
Cốm tăng cường sức khỏe Fitolabs Imucal với Lysine và Kẽm giúp bé ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt, tăng cường hấp thu Canxi cho xương răng chắc khỏe. Bổ sung Fitolabs Imucal mỗi ngày giúp bé cao lớn, khỏe mạnh. Ngoài 2 vi chất chính, Fitolabs Imucal còn chứa chiết xuất của những thảo dược quý giúp bé tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng.
Theo dõi chiều cao cân nặng của bé thường xuyên giúp bố mẹ sớm phát hiện được những dấu hiệu bất thường và có sự can thiệp phù hợp. Để được chuyên gia của Fitolabs tư vấn thêm về tình hình sức khỏe của bé, bố mẹ vui lòng liên hệ theo HOTLINE 0928.138.111.