Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì để mau khỏi? | Fitolabs
Chế độ dinh dưỡng thực sự rất quan trọng đối với sự phục hồi của trẻ khi bị rối loạn tiêu hóa. Có những thực phẩm có tác dụng hỗ trợ cải thiện bệnh rất tốt, cũng có những thực phẩm làm cho tình trạng rối loạn tiêu hóa trở nên nặng hơn. Vậy, trẻ rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì để mau khỏi? Bố mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
I - 5 nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ chắc hẳn không còn xa lạ gì đối với các mẹ nuôi con nhỏ. Do hệ tiêu hóa còn chưa ổn định, trẻ thường xuyên gặp phải các tình trạng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đầy bụng, khó tiêu, nôn trớ. Để khắc phục những tình trạng này, bên cạnh việc thực hiện theo phác đồ của bác sĩ, bố mẹ nên lưu ý 5 nguyên tắc về dinh dưỡng cho trẻ để giúp bệnh nhanh hồi phục.
1. Chế biến thức ăn mềm, nhừ, dễ tiêu hóa
2. Bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng
3. Tăng cường các thực phẩm giàu kẽm, vitamin, và các sản phẩm cung cấp lợi khuẩn đường ruột
4. Cho trẻ ăn thêm rau xanh, trái cây, uống nhiều nước
5. Hạn chế những thực phẩm không lành mạnh gây ảnh hưởng tiêu cực lên hệ tiêu hóa: đồ dầu mỡ nhiều, bánh kẹo ngọt, đồ ăn nhanh…
II - Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
Rối loạn tiêu hóa gây ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ. Trong giai đoạn này, bố mẹ nên lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa, mang lại nhiều lợi ích đối với đường ruột.
1. Thịt gà
Thịt gà là một trong những thực phẩm phù hợp nhất với trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Thịt gà cung cấp nhiều protein và rất dễ tiêu hóa. Đây là thực phẩm cần thiết cho việc phục hồi hệ tiêu hóa ở trẻ. Bố mẹ có thể chế biến thành các món mềm, nhừ như cháo, súp, canh gà hầm để giúp trẻ dễ ăn hơn.
2. Cá chép
Cá chép chứa rất nhiều Omega 3, đạm, EPA tốt cho sức khỏe của bé. Theo Đông y, cá chép còn giúp bổ tỳ vị, giúp cho hệ tiêu hóa nhanh hồi phục. Do vậy trong các loại cá thì đây là loại cá nên ưu tiên lựa chọn cho trẻ. Món ăn thường được các bé rất yêu thích đó là món cháo cá chép. Tuy nhiên cá chép khá nhiều xương, trong quá trình chế biến bố mẹ hãy cẩn thận lấy hết xương để trẻ ăn không lo bị hóc nhé.
3. Thịt lợn
Thịt lợn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng và cũng rất dễ tiêu hóa
Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc với bữa ăn hằng ngày của mọi gia đình. Thịt lợn cung cấp nhiều protein dễ tiêu, các khoáng chất như kẽm, sắt, đồng, và vitamin A, giúp thúc đẩy quá trình tái tạo niêm mạc ruột, ổn định hệ tiêu hóa.
Bố mẹ cần chú ý nấu chín kỹ trước khi cho trẻ ăn để đảm bảo an toàn.
4. Trứng
Trứng cung cấp nhiều Canxi, Phốt pho, Kẽm, vitamin D rất tốt cho sức khỏe của bé. Trong giai đoạn trẻ bị rối loạn tiêu hóa, bố mẹ vẫn nên cho trẻ ăn trứng nhưng chỉ ở mức độ vừa phải vì ăn quá nhiều trứng có thể gây đầy bụng khó tiêu. Trẻ rối loạn tiêu hóa có thể ăn 1 quả trứng/lần x 3 lần/tuần.
5. Khoai lang
Khoai lang là được ví như là “sâm” của người Việt Nam. Khoai lang có chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất rất tốt cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt, khoai lang còn có tính nhuận tràng, giúp hỗ trợ cải thiện táo bón.
6. Sữa chua
Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa
Sữa chua giúp bổ sung lợi khuẩn, giúp bé nhanh chóng cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ổn định tiêu hóa và tăng sức đề kháng. Vì thế khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, đặc biệt do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, bố mẹ nên cho trẻ ăn sữa chua để giúp trẻ nhanh chóng phục hồi.
7. Chuối
Chuối rất giàu kali, phù hợp để tăng cường điện giải cho trẻ trong trường hợp nôn ói, đi ngoài phân lỏng. Đồng thời, chuối cũng cung cấp chất xơ giúp cải thiện táo bón hiệu quả.
8. Quả bơ
Trong quả bơ có chứa rất nhiều chất béo không bão hòa đơn vô cùng tốt cho sức khỏe. Đồng thời nó giúp chuyển hóa beta-carotene thành vitamin A cần thiết cho việc tái tạo, phục hồi niêm mạc tiêu hóa.
Trên đây là một số gợi ý cho câu hỏi “Trẻ rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?”, bố mẹ hãy lưu ngay lại nhé. Tiếp theo sẽ là những món ăn mà trẻ bị rối loạn tiêu hóa cần phải tránh.
III - Trẻ rối loạn tiêu hóa nên kiêng gì?
1. Thực phẩm nhiều dầu mỡ
Đồ chiên rán chứa nhiều dầu mỡ khó tiêu hóa, khiến rối loạn tiêu hóa trở nên tệ hơn
Thực phẩm nhiều dầu mỡ như đồ chiên rán, món xào, đồ ăn nhanh sẽ làm cho quá trình tiêu hóa bị trì trệ, khó tiêu, nếu ăn nhiều sẽ gây đầy chướng bụng. Trong trường hợp trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa, khả năng tiêu hóa thức ăn bị giảm sút, bố mẹ càng nên hạn chế cho trẻ ăn những loại thức ăn này.
2. Đồ tái sống
Nhiều bố mẹ hay có suy nghĩ đó là cho bé ăn thử càng nhiều món thì bụng càng khỏe. Tuy nhiên cũng không hoàn toàn chính xác. Trong đồ ăn tái sống, có thể chứa rất nhiều vi sinh vật, ký sinh trùng gây hại cho cơ thể. Trẻ rất dễ bị ngộ độc, nhiễm trùng đường ruột nếu nạp những đồ ăn như vậy vào cơ thể. Do hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện, hàng rào miễn dịch vẫn chưa thể hoạt động như người lớn. Nếu trẻ đang có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, bố mẹ nên tuyệt đối tránh không cho trẻ ăn những món ăn này.
Đồ ăn tái - sống nguy cơ có chứa nhiều kí sinh trùng gây bệnh
3. Thức ăn chứa nhiều đường
Thức ăn chứa nhiều đường và bánh kẹo ngọt là khắc tinh đối với tình trạng rối loạn tiêu hóa. Mặc dù đây là những món yêu thích của trẻ, bố mẹ cũng không nên cho trẻ ăn. Nếu trẻ đang gặp tình trạng tiêu chảy, bánh kẹo hay các món chứa nhiều đường có thể kéo nước vào lòng ruột làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy. Nếu trẻ đang gặp tình trạng táo bón, thức ăn chứa nhiều đường càng gây ra đầy bụng, khó tiêu, gây cảm giác khó chịu cho trẻ.
Việc ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt sẽ tạo ra cảm giác no giả, ngăn cản trẻ hứng thú với những món ăn khác, làm trầm trọng hơn những triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
Qua bài viết trên, chắc hẳn bố mẹ đã có thêm những thông tin bổ ích về chủ đề trẻ rối loạn tiêu hóa nên ăn gì - kiêng gì cho mau khỏi. Để được chuyên gia của Fitolabs Baby tư vấn kỹ hơn về sức khỏe của bé, bố mẹ vui lòng liên hệ Hotline 0928138111 nhé.
>> Xem thêm: Trẻ táo bón lâu ngày cỡ nào cũng khỏi nhờ ăn những món này