Trẻ tiêu chảy uống thuốc gì? - Dựa trên phác đồ chuẩn Bộ Y tế | Fitolabs
Trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì là vấn đề được rất nhiều bố mẹ quan tâm. Tùy từng nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng của trẻ, các bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc khác nhau. Bố mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu thêm về phác đồ điều trị tiêu chảy ở trẻ theo Bộ Y tế khuyến cáo nhé.
I - Các loại thuốc thường dùng cho trẻ khi bị tiêu chảy
1. Oresol
Oresol là dạng thuốc khi pha thành dung dịch có tác dụng bổ sung nước và điện giải cho người bị mất nước, điện giải do tiêu chảy, nôn ói. Dù tiêu chảy do nguyên nhân gì, bố mẹ đều nên bổ sung ngay oresol cho trẻ. Liều lượng phù hợp được các bác sĩ thường chỉ định như sau:
Trẻ dưới 24 tháng tuổi: Uống 50-100ml sau mỗi lần đi ngoài, khoảng 500ml/ngày
Trẻ từ 2 đến 10 tuổi: Uống 100-200ml sau mỗi lần đi ngoài, khoảng 1000ml/ngày
Trẻ trên 10 tuổi: Uống cho đến khi hết khát, khoảng 2000ml/ngày
Bố mẹ chú ý nên pha theo đúng tỉ lệ hướng dẫn trên sản phẩm, không nên pha quá đặc hoặc quá loãng. Nếu trẻ bị nôn, cho trẻ nghỉ khoảng 5-10 phút sau đó tiếp tục cho uống.
Cho trẻ uống Oresol để bù dịch và điện giải khi bị tiêu chảy
2. Kháng sinh
Kháng sinh được chỉ định trong trường hợp tiêu chảy do nhiễm các loại vi khuẩn như Tả, Lỵ, Giardia, Campylorbacter, ký sinh trùng như amip.
Đối với vi khuẩn Tả: Dùng Erythromycin 12,5mg/kg x 4 lần/ngày x 3 ngày. Có thể thay thế bằng Azithromycin 6-20mg/kg x 1 lần/ngày x 1-5 ngày
Đối với Lỵ trực khuẩn: Dùng Ciprofloxacin 15mg/kg/lần x 2 lần/ngày x 3 ngày. Kháng sinh thay thế là Pivmecillinam 20mg/kg/lần x 4 lần/ngày x 5 ngày hoặc Ceftriaxon tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 50-100 mg/kg/ngày x 2-5 ngày
Campylorbacter: Azithromycin 6-20mg/kg x 1 lần/ngày x 1-5 ngày
Amip: Metronidazole 10 mg/kg/lần x 3 lần/ngày x 5 - 10 ngày (10 ngày với trường hợp bệnh nặng), dùng đường uống
Giardia: Metronidazole 5 mg/kg/lần x 3 lần/ngày x 5 ngày, dùng đường uống
Bố mẹ không được tự ý sử dụng kháng sinh cho trẻ mà phải sử dụng theo đơn thuốc của bác sĩ. Nếu lạm dụng kháng sinh sẽ gây ra hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc.
Không nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ
3. Kẽm
Kẽm được chỉ định trong điều trị tiêu chảy ở trẻ do có khả năng thúc đẩy quá trình hồi phục niêm mạc ruột và kích thích hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân như vi khuẩn, virus và ký sinh trùng gây tiêu chảy. Bố mẹ tham khảo liều lượng sau:
Trẻ từ 1 đến 6 tháng tuổi: 10mg/ngày x 10 – 14 ngày
Trẻ ≥ 6 tháng tuổi: 20mg/ngày x 10 – 14 ngày
Chỉ nên bổ sung kẽm với liều lượng khuyến cáo, nếu bổ sung quá liều kẽm, ngược lại có thể làm nặng hơn tình trạng tiêu chảy, kèm theo các triệu chứng khác như: ho, sốt, ớn lạnh, buồn nôn, nôn, khó thở, rối loạn phản ứng miễn dịch…
4. Racecadotril (Hidrasec)
Đây là một thuốc giúp giảm sự tiết nước, điện giải vào lòng ruột, không gây ảnh hưởng đến hoạt động bài tiết cơ bản. Thuốc có tác dụng chống tiêu chảy mà không làm thay đổi thời gian vận chuyển ở ruột non. Vì thế có thể sử dụng Racecadotril cho tiêu chảy ở trẻ.
Nên sử dụng Racecadotril với liều 1,5mg/kg/lần x 3 lần/ngày, kết hợp với bù nước, điện giải đầy đủ, không dùng quá 7 ngày.
Thuốc Hidrasec chứa Racecadotril có tác dụng điều trị tiêu chảy ở trẻ em
Nếu sử dụng chế phẩm Hidrasec (chứa Racecadotril), bố mẹ tham khảo liều sau:
Trẻ nhỏ dưới 9 kg: 1 gói 10 mg x 3 lần/ngày.
Trẻ nhỏ từ 9 kg - 13 kg: 2 gói 10 mg x 3 lần/ngày.
Trẻ em từ 13 kg - 27 kg: 1 gói 30 mg x 3 lần/ngày.
Trẻ em trên 27 kg: 2 gói 30 mg x 3 lần/ngày.
5. Thuốc điều trị triệu chứng khác: sốt, nôn
Khi tiêu chảy do nhiễm khuẩn, trẻ có thể bị sốt cao. Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C, bố mẹ nên cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt. Thường sử dụng paracetamol để hạ sốt cho trẻ trong trường hợp này với liều 10-15mg/kg/lần, mỗi 4-6 giờ một lần. Bố mẹ có thể lựa chọn dạng siro, viên sủi, viên nén tùy vào khả năng uống của trẻ. Đồng thời cần chú ý một số biện pháp xử trí sốt tại nhà như: chườm khăn ấm tại các vị trí trán, nách, bẹn; mặc đồ thoáng cho trẻ; cho trẻ uống oresol để bù dịch.
Trẻ bị tiêu chảy có thể kèm theo sốt
Không sử dụng thuốc cầm nôn cho trẻ, nếu trẻ nôn nhiều, bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bù dịch bằng đường truyền tĩnh mạch.
Việc dùng thuốc cho trẻ em là con dao hai lưỡi, nếu sử dụng đúng thuốc, đúng bệnh và đúng liều lượng có thể giúp đẩy lùi bệnh. Nếu lạm dụng thuốc và sử dụng không đúng cách có thể khiến bệnh càng thêm nghiêm trọng thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Khi trẻ bị tiêu chảy, bố mẹ nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi cho trẻ sử dụng thuốc.
Ngoài ra, có thể tham khảo biện pháp hỗ trợ không dùng thuốc như bổ sung men vi sinh cho trẻ.
Men vi sinh Fitolabs Biomix hỗ trợ cải thiện hiệu quả tình trạng tiêu chảy
Hiện nay các chuyên gia khuyến nghị nên bổ sung men vi sinh cho trẻ khi trẻ bị tiêu chảy để giúp cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột, ức chế hại khuẩn và thúc đẩy quá trình cải thiện tiêu chảy. Men vi sinh Fitolabs Biomix đã và đang là cánh tay đắc lực của các mẹ bỉm khi bé gặp tình trạng đi ngoài “xì xoẹt”. Sản phẩm chứa lợi khuẩn Bacillus subtilis với nhiều ưu điểm vượt trội, cùng với chất xơ tự nhiên, kẽm, lysine giúp bé nhanh chóng phục hồi hệ tiêu hóa, ăn ngon miệng hơn và hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng.
Ưu điểm của chủng lợi khuẩn Bacillus subtilis:
Tồn tại ở dạng bào tử có thể bền bỉ khi đi qua dịch vị dạ dày
An toàn tuyệt đối với đường ruột, không gây tác dụng phụ, không gây phụ thuộc khi sử dụng lâu dài
Giúp ức chế hại khuẩn bằng cách cạnh tranh môi trường sống, trung hòa độc tố và kích thích hệ miễn dịch
Tăng tiết các enzym tiêu hóa như amylase, protease, cellulose… giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn
Đồng hóa một số loại vitamin đặc biệt là vitamin B2 có nhiều lợi ích đối với sức khỏe.
Men vi sinh Fitolabs Biomix với lợi khuẩn Bacillus subtilis hiện có bán tại các nhà thuốc uy tín trên nhiều tỉnh thành và có hỗ trợ giao hàng online mùa dịch. Bố mẹ có thể đặt hàng qua Hotline, Website, Fanpage, Shopee của Fitolabs Baby để được mua hàng chính hãng.
Để tìm hiểu kĩ hơn về sản phẩm, bố mẹ vui lòng liên hệ với chuyên gia của Fitolabs Baby qua Hotline 0928138111 để được tư vấn trực tiếp nhé.
>> Xem thêm: Bố mẹ "bỏ túi" ngay 5 nguyên tắc xử trí tiêu chảy cấp ở trẻ em