Nhận biết sớm tình trạng đau dạ dày ở trẻ em để điều trị hiệu quả | Fitolabs
Đau dạ dày (đau bao tử) thường là biểu hiện của tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày, trong đó đa phần do viêm dạ dày. Ngoài triệu chứng đau, trẻ em bị viêm dạ dày có thể gặp nhiều triệu chứng khác. Bố mẹ nên nhận biết sớm tình trạng đau do viêm dạ dày để điều trị dứt điểm cho trẻ. Đọc ngay bài viết sau để xem những dấu hiệu sớm của tình trạng đau dạ dày ở trẻ là gì nhé.
I - 7 dấu hiệu nhận biết sớm tình trạng đau dạ dày ở trẻ em
1. Đau bụng thường xuyên, đau lúc đói hoặc no
Đau thượng vị là dấu hiệu đặc trưng của bệnh liên quan đến dạ dày. Các bậc phụ huynh thường hay nhầm lẫn những cơn đau bụng do rối loạn tiêu hóa hay đau bụng giun với những cơn đau dạ dày để rồi chủ quan không đưa trẻ đi khám. Theo số liệu thống kê tại bệnh viện Nhi trung ương, khoảng 53% số trẻ viêm dạ dày có tình trạng đau bụng kéo dài trên 3 tháng mà không được điều trị, dẫn đến tình trạng loét dạ dày, có nguy cơ biến chứng thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày,...Vì thế, bố mẹ cần lưu ý khi trẻ đau bụng thất thường, tái đi tái lại nhiều lần, nên đưa trẻ đi kiểm tra sớm nhất.
Trẻ bị đau dạ dày
Đau bụng do viêm dạ dày thường vào lúc đói hoặc no. Vị trí đau dạ dày ở trẻ cũng khác biệt so với người lớn: đau ở trên rốn hoặc quanh rốn. Cơn đau có thể diễn ra về đêm - thời gian trẻ đã tiêu hóa hết thức ăn, khiến trẻ tỉnh giấc, khó ngủ. Tính chất đau dạ dày ở trẻ là âm ỉ kéo dài hay dữ dội trong vài chục phút đến hàng giờ liền. Nhiều trường hợp trẻ phải đi cấp cứu vì mức độ đau dữ dội.
2. Hay nôn trớ
Trẻ nôn trớ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng đây cũng là một trong những dấu hiệu ban đầu cảnh báo cho tình trạng đau dạ dày ở trẻ. Khi dạ dày của trẻ bị tổn thương, khả năng tiêu hóa thức ăn bị giảm, càng gây áp lực lên dạ dày, dẫn đến hiện tượng nôn trớ. Bố mẹ nên hết sức chú ý để không bỏ qua dấu hiệu này.
3. Ợ hơi ợ chua
Ợ hơi và ợ chua là dấu hiệu viêm dạ dày phổ biến ở trẻ, thế nhưng bé sẽ gặp khó khăn khi mô tả triệu chứng này, đặc biệt là các bé dưới 2 tuổi.
Ợ hơi ợ chua, nóng rát vùng ngực là biểu hiện rõ rệt của tình trạng đau dạ dày
Khi gặp tình trạng viêm, dạ dày thường tăng tiết acid, dịch acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản và họng khiến bé hay bị ho, ợ hơi, ợ chua. Nếu như không được điều trị sớm, bé có thể bị viêm loét dạ dày nặng đến chảy máu dạ dày.
4. Đầy bụng, khó tiêu
Bố mẹ có thể nhận biết tình trạng đầy bụng khó tiêu ở trẻ bằng cách sờ bụng của bé. Nếu như bụng bé phình hơn so với bình thường, sờ có độ cứng, chắc, thì có thể bé đang gặp tình trạng đầy bụng khó tiêu. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bé đang gặp vấn đề về dạ dày dẫn đến thức ăn khó tống đẩy xuống ruột. Có thể do môn vị - điểm nối dạ dày với tá tràng của trẻ bị hẹp lại, đây cũng là một trong những biến chứng của tình trạng viêm dạ dày kéo dài.
5. Biếng ăn
Trẻ gặp tình trạng đau dạ dày cũng rất hay kèm theo triệu chứng chán ăn, biếng ăn. Có thể do trẻ cảm thấy mệt mỏi, cũng có thể do tốc độ tiêu hóa bị ảnh hưởng, dẫn đến trẻ không có cảm giác đói. Bố mẹ thường không để ý và phát hiện sớm tình trạng này nếu như không có những triệu chứng khác. Bởi vì biếng ăn là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em. Nếu để bé biếng ăn kéo dài, có nguy cơ dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm tăng cân, suy nhược cơ thể.
6. Da xanh, hay chóng mặt
Trẻ xanh xao, mệt mỏi, thường xuyên bị chóng mặt
Đây là biểu hiện của tình trạng thiếu máu, thường xuyên gặp ở trẻ bị đau dạ dày. Có hai khả năng dẫn đến trẻ bị thiếu máu khi đau dạ dày:
Dạ dày trẻ bị trợt loét, chảy máu, dẫn đến mất máu kéo dài
Trẻ ăn uống kém, tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng kém, do đó khả năng tạo máu bị ảnh hưởng, có thể do thiếu sắt và acid folic
Bố mẹ có thể quan sát thấy da trẻ xanh xao, mắt trũng, môi nhợt, trẻ thường mệt mỏi, kêu chóng mặt. Nếu bé có những biểu hiện này, bố mẹ nhất định không được bỏ qua mà nên đưa trẻ đi kiểm tra tại các cơ sở y tế ngay nhé.
7. Đi ngoài phân đen
Đi ngoài phân đen là biểu hiện của tình trạng xuất huyết tiêu hóa. Khi phát hiện triệu chứng này, có nghĩa là tình trạng đau dạ dày của trẻ đã chuyển sang mức độ nguy hiểm. Bố mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay để được các bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh.
Lưu ý tránh nhầm lẫn giữa đi ngoài phân đen và hiện tượng phân có màu sẫm do các thực phẩm có màu hoặc trẻ đang được bổ sung sắt.
II - Điều trị đau dạ dày (đau bao tử) ở trẻ đúng cách
1. Chẩn đoán bệnh
Để điều trị đúng bệnh, trước hết trẻ phải được xác định chính xác về các tổn thương trong dạ dày, mức độ tổn thương và xem trẻ có bị nhiễm vi khuẩn HP hay không.
Đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán chính xác
Các bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm sau:
Nội soi dạ dày
Lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm vi sinh, xác định vi khuẩn HP
Xét nghiệm máu
Test hơi thở
Bố mẹ nên đưa trẻ đến một số cơ sở khám chữa bệnh uy tín để trẻ được khám và điều trị tốt nhất.
2. Điều trị bệnh đau dạ dày (đau bao tử) ở trẻ
Nếu trẻ không bị nhiễm vi khuẩn HP, có thể điều trị bằng thuốc ức chế tiết acid dạ dày PPI (ức chế bơm proton).
Ngoài ra có thể cần điều trị một số triệu chứng kèm theo như thiếu máu: Có thể bổ sung sắt, acid folic cho trẻ để thúc đẩy quá trình tạo máu.
Nếu trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP, các bác sĩ sẽ thực hiện phác đồ cho trẻ bao gồm: Kháng sinh - PPI - Bismuth (Bảo vệ niêm mạc dạ dày)
Khi điều trị bằng kháng sinh kết thúc, theo hướng dẫn của Bộ Y tế, có thể điều trị duy trì cho trẻ bằng thuốc kháng Histamin H2 để giảm tiết acid dạ dày.
>> Xem thêm: Thuốc dạ dày cho trẻ em được Bộ Y tế khuyến cáo
3. Chăm sóc trẻ bị đau dạ dày tại nhà
Khi trẻ không may bị đau dạ dày, bố mẹ cần chú ý những điều sau khi chăm sóc trẻ tại nhà:
Bổ sung cho trẻ đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng
Chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa, không để trẻ quá đói hoặc quá no
Chế biến thức ăn mềm, nhừ cho trẻ
Chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa
Hạn chế vận động mạnh ngay sau khi vừa ăn xong, nên ngồi nghỉ ngơi ít nhất 30p
Đưa trẻ đi kiểm tra thường xuyên về tình trạng dạ dày
Có thể cho trẻ sử dụng sản phẩm hỗ trợ bảo vệ dạ dày từ thảo dược Fitolabs Gastic
Siro bảo vệ dạ dày Fitolabs Gastic giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng đau dạ dày ở trẻ
Fitolabs Gastic là sản phẩm chuyên biệt bảo vệ dạ dày trẻ em, được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Có thể sử dụng Siro bảo vệ dạ dày Fitolabs Gastic ngay cả khi trẻ đang điều trị bằng thuốc để giúp bé hồi phục nhanh hơn.
Sản phẩm được chiết xuất từ các loại thảo dược quý: Nano Curcumin, Mật ong, Dạ cẩm, Cỏ lào, Khổ sâm, Cam thảo, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm nhanh tình trạng đau dạ dày, hỗ trợ trung hòa acid dịch vị, cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng.
Qua bài viết trên, hi vọng bố mẹ có thể phát hiện sớm tình trạng đau dạ dày (đau bao tử) ở trẻ để có hướng điều trị phù hợp, ngăn chặn biến chứng của viêm loét dạ dày tá tràng. Vui lòng liên hệ với các chuyên gia của Fitolabs Baby qua Hotline 0928138111 để được tư vấn kỹ hơn về sức khỏe của bé và về sản phẩm Fitolabs Gastic.