Sốt xuất huyết ở trẻ em - 10 điều bố mẹ cần biết | Fitolabs
Sốt xuất huyết ở trẻ em là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất, có nguy cơ gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Để trang bị thêm những kiến thức giúp phòng ngừa và điều trị tốt cho trẻ, bố mẹ hãy đọc ngay 10 điều cần biết về bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em qua bài viết sau.
1. Sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây nên. Virus có 4 typ là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Bệnh lây từ người sang người qua muỗi đốt, chủ yếu do muỗi Aedes aegypti hay còn gọi là muỗi vằn.
Sốt xuất huyết Dengue thường gặp ở trẻ em, có thể xảy ra quanh năm nhưng thường gia tăng vào mùa mưa. Đặc điểm của bệnh là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong.
2. Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết
Như đã đề cập ở trên, sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra, lây truyền qua muỗi vằn (Aedes aegypti).
Muỗi vằn Aedes aegypti gây sốt xuất huyết
Vào mùa mưa, thời tiết và môi trường ẩm ướt là điều kiện tốt để muỗi sinh sản và phát triển. Do đó bệnh cũng có dấu hiệu lây lan nhanh hơn vào mùa này. Đặc biệt những khu vực có nhiều ao, hồ, sông, suối thì tỉ lệ mắc bệnh càng cao.
3. Dấu hiệu của sốt xuất huyết ở trẻ em
Khi trẻ bị nhiễm virus, biểu hiện ban đầu là sốt rất cao, có thể lên tới 40-41 độ. Ngoài ra còn có các dấu hiệu khác như:
Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn.
Da xung huyết, nổi ban đỏ
Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt
Xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam
Nếu trẻ có những dấu hiệu trên, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay ở các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Da nổi ban đỏ do sốt xuất huyết ở trẻ
4. Bố mẹ nên làm gì khi con bị sốt xuất huyết?
Đa phần sốt xuất huyết sau khi được các bác sĩ chẩn đoán mà chưa có triệu chứng nặng sẽ được cho điều trị tại nhà. Bố mẹ lưu ý một số cách xử trí sau khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà:
Nếu sốt cao ≥ 39 độ C, cho thuốc hạ nhiệt, nới lỏng quần áo và lau người bằng nước ấm cho trẻ ở các vị trí trán, nách, bẹn
Thuốc hạ nhiệt chỉ được dùng là paracetamol đơn chất, liều dùng từ 10 - 15 mg/kg cân nặng/lần, cách nhau mỗi 4-6 giờ. Không dùng aspirin (acetylsalicylic acid), analgin, ibuprofen để điều trị vì có thể gây xuất huyết, toan máu.
Cho trẻ uống dung dịch oresol để bù dịch. Ngoài ra nên cho trẻ uống thêm nước sôi để nguội, nước trái cây (nước dừa, cam, chanh…) hoặc nước cháo loãng với muối.
Bôi kem chống muỗi đốt và mắc màn khi ngủ đối với tất cả mọi người trong gia đình để tránh lây nhiễm bệnh
Cho trẻ dùng các sản phẩm tăng sức đề kháng như Cốm tăng sức đề kháng Fitolabs Imucal
Dùng khăn ấm chườm trán, nách, bẹn cho trẻ nếu trẻ sốt
Bố mẹ nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để điều trị khi có một trong các dấu hiệu trở nặng sau đây:
Trẻ vật vã hoặc lừ đừ, li bì
Đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan
Nôn nhiều
Xuất huyết tiêu hóa ( đi ngoài ra máu)
Tiểu ít
Khó thở, tím tái
5. Sốt xuất huyết uống thuốc gì?
Thuốc hạ sốt:
Lưu ý chỉ nên dùng Paracetamol để hạ sốt cho trẻ. Tùy vào khả năng uống của trẻ có thể lựa chọn dạng viên nén, viên sủi, viên đặt trực tràng.
Liều lượng: 10-15mg/kg mỗi 4-6 giờ. Tuyệt đối không nên lạm dụng hoặc dùng quá liều vì có thể gây suy gan ở trẻ đang bị sốt xuất huyết.
Dung dịch điện giải Oresol:
Do trẻ sốt cao, nôn nhiều, cơ thể sẽ bị mất dịch nhiều, do vậy cần bù dịch cho trẻ bằng dung dịch điện giải Oresol. Bố mẹ nên cho trẻ uống được càng nhiều càng tốt, cho trẻ uống ngay cả khi không sốt.
Khi pha dung dịch điện giải cần pha đúng tỉ lệ được khuyến cáo trên tờ hướng dẫn sử dụng của sản phẩm.
Sản phẩm tăng sức đề kháng:
Trẻ cần được nâng cao sức đề kháng để chống lại virus Dengue và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Hiện nay các chuyên gia hết sức đề cao các sản phẩm có thành phần tự nhiên giúp nâng cao sức đề kháng một cách an toàn, hiệu quả. Trong đó có sản phẩm Cốm tăng đề kháng Fitolabs Imucal.
Cốm tăng sức đề kháng Fitolabs Imucal thuộc thương hiệu Fitolabs Baby
Cốm tăng sức đề kháng Fitolabs Imucal có thành phần: chiết xuất Cúc tím, chiết xuất quả Cơm cháy, Sữa non Colostrum, Immune Kmax (chứa Beta glucan), Kẽm, Lysine.
Sản phẩm kết hợp chọn lọc các hoạt chất quý, đã được nghiên cứu chứng minh là có hiệu quả vượt trội trong việc tăng cường hệ miễn dịch. Từ đó giúp trẻ nhanh chóng hồi phục, phòng ngừa các biến chứng nặng của bệnh sốt xuất huyết.
Ngoài ra, nếu trẻ có biểu hiện nặng như sốc giảm thể tích tuần hoàn, xuất huyết nội tạng, cần được điều trị tại bệnh viện. Các bác sĩ sẽ đưa ra hướng xử trí phù hợp với tình trạng của trẻ.
6. Sốt xuất huyết nên ăn gì?
Trái cây và sinh tố trái cây
Trẻ bị sốt xuất huyết rất cần bù dịch, do đó các loại sinh tố, nước ép cũng là một lựa chọn tuyệt vời dành cho trẻ. Trong trái cây chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, sẽ giúp trẻ nhanh hồi phục hơn. Đặc biệt các loại trái cây họ cam quýt rất giàu vitamin C, vừa giúp trẻ tăng sức đề kháng, vừa giúp tăng tính bền thành mạch máu, giúp trẻ cải thiện các triệu chứng xuất huyết.
Nên cho trẻ ăn thêm các loại trái cây khi bị sốt xuất huyết
Các loại cháo, súp
Khi bị sốt xuất huyết, trẻ thường có triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, giảm vị giác. Do đó những món ăn như cháo, súp sẽ phù hợp hơn với trẻ trong giai đoạn này. Để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, bố mẹ nên thay đổi các loại cháo khác nhau. Chú ý nên chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa và giàu dưỡng chất như: thịt bò, thịt lợn, thịt gà, thịt chim, các loại cá, hải sản để nấu cháo cho trẻ. Có thể kết hợp với các loại củ như khoai tây, cà rốt,... để nấu cháo, tăng cường chất xơ cho trẻ.
7. Sốt xuất huyết kiêng gì?
Trẻ bị sốt xuất huyết nên kiêng những loại thức ăn sau:
Đồ chiên rán
Những thực phẩm này thường chứa rất nhiều dầu mỡ, gây khó tiêu. Trong giai đoạn cơ thể trẻ đang mệt mỏi, chức năng tiêu hóa cũng sẽ giảm đi, bố mẹ nên tránh những món ăn này.
Thức ăn cay, nóng
Những món ăn cay, nóng có thể gây kích thích dạ dày, không tốt cho tiêu hóa. Vì vậy bố mẹ cũng nên tránh không cho trẻ sử dụng trong khi đang điều trị sốt xuất huyết.
Đồ ngọt, bánh kẹo
Nên hạn chế đồ ngọt, bánh kẹo vì những thực phẩm này có thể làm giảm chức năng hệ miễn dịch trong cơ thể.
Nên hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo, đồ ngọt trong giai đoạn mắc bệnh
Thực phẩm sẫm màu: Việt quất, tiết lợn,...
Những thực phẩm này có thể làm thay đổi màu phân thành màu đen sẫm, dễ bị nhầm lẫn với tình trạng xuất huyết tiêu hóa.
8. Sốt xuất huyết có được tắm không?
Khi trẻ bị sốt xuất huyết, nhiều bố mẹ có suy nghĩ sai lầm đó là phải cho trẻ kiêng nước, không được tắm. Tuy nhiên trên thực tế, trẻ hoàn toàn có thể tắm rửa bình thường mà không ảnh hưởng gì. Bố mẹ nên lưu ý một số điểm sau:
Nên tắm cho trẻ bằng nước ấm, tuyệt đối không tắm bằng nước lạnh, kể cả thời tiết nóng.
Không nên cho trẻ ngâm nước lâu
Không nên kỳ cọ, chà sát mạnh trên da khi da đang có dấu hiệu phát ban, xuất huyết
Khi tắm xong nên lau khô người, sấy tóc, dùng đèn sưởi để đảm bảo trẻ không bị lạnh đột ngột
9. Sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi?
Sau khi bị muỗi đốt, virus Dengue truyền qua người cần có thời gian để xâm nhập vào cơ thể, cần khoảng 4-7 ngày. Sau đó bắt đầu thời gian ủ bệnh trong khoảng 3-14 ngày. Tùy thể trạng và sức đề kháng của trẻ mà thời gian ủ bệnh sẽ kéo dài hay ngắn khác nhau.
Trẻ có thể bị sốt cao liên tục trong 3-7 ngày khi bị sốt xuất huyết
Sau thời gian ủ bệnh, sốt xuất huyết sẽ phát bệnh ra bên ngoài, kéo dài 7-10 ngày, chia thành các giai đoạn sốt xuất huyết như sau:
Giai đoạn sốt: thường kéo dài trong 3 ngày, có khi tới 7 ngày. Người bệnh sẽ có triệu chứng mệt mỏi, nhức đầu, đau nhức mình mẩy, đau hai hốc mắt, đau khớp, đau cơ, buồn nôn, chán ăn, có khi đau vùng thượng vị kèm tiêu chảy. Xuất hiện các nốt phát ban dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.
Giai đoạn nguy hiểm: Thường kéo dài 3-4 ngày, xảy ra vào ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 kể từ khi bị sốt. Lúc này bệnh nhân thường chỉ còn sốt nhẹ hoặc hết sốt, xuất huyết dưới da, các nốt ban đỏ nổi lên ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong cánh tay, bụng, đùi, mạn sườn. Xuất huyết niêm mạc như chảy máu mũi, lợi và đi tiểu ra máu. Trường hợp nặng có thể dẫn đến xuất huyết nội tạng như chảy máu dạ dày, xuất huyết não, biến chứng suy tạng như viêm gan, viêm não, viêm cơ tim
Giai đoạn hồi phục: Qua giai đoạn nguy hiểm, bệnh nhân bước vào giai đoạn hồi phục, thường xảy ra 1-2 ngày sau giai đoạn hồi phục và kéo dài trong 2-3 ngày. Lúc này thể trạng bệnh nhân tốt dần lên. Người bệnh hết sốt, cảm giác thèm ăn và bắt đầu đi tiểu nhiều. Trong giai đoạn này nhịp tim bệnh nhân còn chậm và điện tâm đồ thay đổi.
10. Cách phòng tránh sốt xuất huyết ở trẻ em
Mắc màn khi ngủ giúp phòng tránh muỗi đốt
Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em là virus Dengue lây truyền qua muỗi vằn. Vì vậy cách tốt nhất để phòng tránh đó là giảm thiểu nguy cơ muỗi phát triển xung quanh môi trường sống và phòng ngừa muỗi đốt bằng cách thực hiện các biện pháp sau:
Vệ sinh nhà cửa, môi trường sống
Hạn chế ao tù, nước đọng
Phát quang các bụi rậm xung quanh nhà
Phun thuốc diệt bọ gậy (loăng quăng)
Dùng thuốc xịt muỗi, côn trùng trong nhà
Sử dụng kem bôi chống muỗi đốt
Mắc màn khi ngủ
Ngoài ra bố mẹ nên chú trọng nâng cao sức đề kháng cho trẻ trong mùa dịch. Để được tư vấn cụ thể về tình trạng sức khỏe của trẻ, bố mẹ có thể liên hệ với các chuyên gia của Fitolabs Baby theo Hotline 0928138111 để được hỗ trợ 24/7 nhé.